ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI ĐANG BỊ HẠ NHỤC TẠI MỸ

Người xem: 147

Không ai ngạc nhiên khi Điếu Cày, sau khi được xuất khẩu sang Mỹ bị ghẻ lạnh, nghi hoặc, thậm chí bị đe dọa bởi cộng đồng những người chống cộng cực đoan tại đây.

Ngay khi tới Mỹ, những tưởng màn đón tiếp ồn ĩ từ cộng đồng người Việt sẽ hứa hẹn cho một tương lai khá khẩm hơn đối với Điếu Cày. Ấy thế nhưng, niềm vui chưa tày gang, ngay tại phi trường LA, Điếu Cày đã buộc phải lựa chọn cờ đỏ hay cờ vàng ba sọc đỏ (người Việt Nam gọi đó là cờ ba que) của chế độ VNCH trong dĩ vãng để minh định con đường của mình. 

1. Lươn lẹo


Một lần nữa, những người quan tâm lại chứng kiến sự gian manh, xảo trá của con người này khi ứng xử với hành động trao cờ của một người tham dự bằng động tác ngó lơ và gạt lá cờ sang một bên như không có gì. Từ đây, Điếu Cày trở thành tâm điểm của những những lời miệt thị, nghi kỵ về quan điểm chính trị của cộng đồng. Đặc biệt là những lời chỉ trích, phỉ báng từ những người có tư tưởng chống cộng cực đoan.

Thật ngạc nhiên, sự phỉ báng Điếu Cày không đến từ những người Việt trong nước, mà lại đến từ xứ sở mà trước đó, anh ta tôn thờ. Hành động của họ, quyết liệt tới mức, Điếu Cày không thể được yên, và buộc phải có buổi “điều trần” để giải thích cho hành động của mình.

Tại buổi “điều trần“, một lần nữa, anh ta lộ rõ là kẻ lươn lẹo khi tuyên bố, anh ta chỉ chấp nhận lá cờ nào mà cả người dân trong nước lẫn nước ngoài chấp nhận. Dĩ nhiên, lời tuyên bố này không làm hài lòng những người chống cộng giả hiệu (lừa đảo chống cộng để kiếm tiền của người Việt trên đất Mỹ) và cả những người chống cộng cực đoan. Đã có nhiều bài viết, dày đặc trên các trang mạng là những lời xỉ vả, kêu gọi tẩy chay Điếu Cày. 

Hơn ai hết, Điếu Cày hiểu rõ, mạng sống, sự sinh tồn của mình đang bị đe dọa, và rằng không như anh ta nghĩ, khác với buổi ban đầu đến Mỹ, anh ta sẽ không thể có chỗ đứng trong cộng đồng và trở nên cô độc, lạc lõng. Chính vì điều này, chúng ta không hề ngạc nhiên khi thấy Điếu Cày buộc phải tham dự cái gọi là “lễ chào cờ VNCH” tại Washington DC với chiếc khăn làm biểu tượng cho cờ ba que quàng trên cổ. 

Tất nhiên, buổi chào cờ và chụp ảnh này là một sự sắp đặt có chủ ý, và người đạo diễn cũng không bỏ lỡ cơ hội này để kéo Điếu Cày về hẳn phe của mình. Hình ảnh người phụ nữ già có tên Kim Oanh trực tiếp quàng khăn lên cổ Điếu Cày một cách ân cần làm cho người ta liên tưởng tới một sự khống chế, cắt đường về của đối tượng.

Có người đã hỏi, vì sao Điếu Cày không quàng hẳn một chiếc cờ ba que mà lại là chiếc khăn mang tính biểu tượng?

Câu trả lời vẫn là sự lươn lẹo của anh ta và nhóm người ủng hộ. (1) Chọn lá cờ, Điếu Cày sẽ vĩnh viễn trở thành kẻ phản bội đất nước và con đường trở về quê hương coi như chấm hết. (2) Trong khi đó, chọn chiếc khăn biểu tượng, anh ta sẽ phần nào làm hài lòng những người chống cộng cực đoan, và có thể xóa bỏ nghi kỵ trong cộng đồng người Việt tại đây, nhất là với những người nhẹ dạ cả tin. Mặt khác, anh ta vẫn có thể nói với bạn bè trong nước rằng, đó chỉ là một chiếc khăn ấm chứ đâu phải lá cờ (?!). 

Quả là một sự lươn lẹo đến khó tin. 

2. Hậu quả

Ông Trần Nhật Phong, một nhà báo tự do từ Quận Cam, California, Hoa Kỳ, trong một bài viết có tựa “Điếu Cày và phép thử cờ vàng” đăng trên BBC đã phân tích rằng, Điếu Cày đã buộc phải lựa chọn cờ ba que, vì lá cờ này chính là phép thử quan điểm chính trị, và lựa chọn lá cờ nào sẽ quyết định đến khả năng tồn tại của anh ta trên đất Mỹ.


Giải thích cho hành động khống chế Điếu Cày, ông Phong cho rằng, “do các yếu tố từ quá khứ chiến tranh, từ những trò “chống cộng” giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc, cho đến những bất đồng quan điểm giữa các thành phần trong cộng đồng“, và “sự cực đoan của một số người, luôn nhân danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay nhân danh VNCH, nhân danh “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” để áp đặt những quan điểm của họ lên người khác, và nếu ai đó có ý kiến khác biệt sẽ bị qui chụp “Việt gian”, “tay sai Việt cộng” hay “làm lợi cho Cộng sản. Và kết quả sẽ là những cuộc biểu tình mang tính “áp đảo”, tẩy chay, đôi khi còn tệ hại hơn như các trường hợp đã bị sát hại ở thập niên 80 và đầu thập niên 90“. 


Với các người quan tâm, thì Điếu Cày đã thực sự thất bại (ít nhất là để sinh tồn) kể từ khi anh ta phát biểu tại Washington DC, rằng “nhập gia tùy tục”, và chấp nhận quàng lên cổ một chiếc khăn biểu tượng cho cờ ba que. 


Không ít người cho rằng, những người chống cộng cực đoan đang sỉ nhục Điếu Cày, bởi hình ảnh Điếu Cày ngồi yên để một phụ nữ thòng chiếc khăn vào cổ rồi cuốn lại, đã bác bỏ những hành động và phát ngôn trước đó của anh ta.


Có lẽ, lúc này đây, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đã thấm thía rằng, không đâu bằng quê hương, và không có nơi đâu anh ta lại nhận được sự tôn trọng như ở Việt Nam. Và có lẽ, trong tâm khảm mình, Điếu Cày cũng không thể ngờ được rằng, ngay tại miền đất mà anh ta hằng ngưỡng mộ, người ta lại có thể hạ nhục anh ta bằng lối hành xử phi dân chủ của những kẻ luôn mồm đòi dân chủ đến vậy.

Và đây là những nhận xét của một người có tên Hà Lu trên trang CXN: “Anh Hải vẫn chỉ nói chung chung nghe qua tưởng hợp lý, nếu suy xét kỹ lại có ý như moi tiền đồng bào hải ngoại bằng những câu: “Hải ngoại qua đấu tranh, kết hợp với anh em dân chủ trong nước. Trong ngoài liên kết hỗ trợ đoàn kết. Ủng hộ tiền tài, quyên góp từ thiện. Mở rộng Blog“. Và đây là gáo nước lạnh cho Điếu Cày: “Theo tôi anh Điếu Cày là cái thá gì? Trình độ hiểu biết học vấn có bấy nhiêu thôi sao cứ ép anh ta vào hàng ngũ người quốc gia chống cộng và mang cờ vàng? Dùng chữ nhập gia tùy tục nó chối tỷ quá cho cái gọi là đấu tranh chống cộng sản độc tài“.

Câu nói của người Việt, “kẻ gieo gió sẽ phải gặt bão” lại vẫn đúng ngay cả trên đất Mỹ.


Thật đáng đời.

Đáng tiếc, khi nhận ra thì đã quá muộn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *