TS Nguyễn Xuân Diện đang phản biện xã hội hay nhục mạ người Hải Phòng?

Người xem: 176

Khoai@
 
Nhân việc Công ty Cổ phần Công viên cây xanh Hải Phòng đang trồng 400 cây gạo đỏ ở tuyến đường Lê Hồng Phong và Võ Nguyên Giáp, TS Nguyễn Xuân Diện viết trên Facebook như sau:

MỘT Ý TƯỞNG ĐIÊN RỒ

TP Hải Phòng đang triển khai trồng cây hoa gạo trên nhiều tuyến phố, dài cả chục km. Quá ngu dốt cả về văn hoá, về tâm linh và về đô thị học!

Mời xem ảnh chụp màn hình:  

Đọc toàn bộ status kèm những bình luận mà TS Nguyễn Xuân Diện cho phép tồn tại tên Facebook cá nhân của anh ta, tôi thấy đây là status được viết ra không phải để phản biện chủ trương của TP Hải Phòng, mà để truyền bá mê tín dị đoan, nhục mạ người dân và các lãnh đạo TP Hải Phòng. Sự tương tác của TS Nguyễn Xuân Diện cũng gợi mở, dung dưỡng cho đám chống phá nhà nước vào chửi bới chế độ.

 
Xin trích 3 đoạn khác nhau do TS Nguyễn Xuân Diện viết dưới phần bình luận:
Trích 1:
Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề. Trồng cây gạo trước cửa nhà ai, các vong, các oan hồn đói khát lang thang sẽ tụ ở đó đòi cháo thí quanh năm. Giả dụ trồng buổi sáng thì ban đêm các gia đình sẽ mang nước sôi dội vào gốc cây trước cửa nhà mình để tránh hậu hoạ về sau. Dân là dân gian lắm. Các ông lãnh đạo nghĩ sao?!
 
Chứ để nó cổ thụ rồi mới chặt thì càng chết, vì lúc đó cây đã là nhà của oan hồn và các vong rồi!“.
 
Phản ứng với người bình luận có nick Lều Cỏ, rằng “Mộc Miên hoa là loài hoa biểu tượng của thành phố Quảng Châu, tp ấy xưa nghèo nàn mà giờ là thủ phủ của tỉnh giàu nhất TQ. Thế thì chắc chỉ cây gạo ở ta có ma, nhỉ !?”, TS Nguyễn Xuân Diện liền bẻ lái “Thế thì Dự án này khéo lại có dính líu đến Tàu rồi. Mộc miên hoa trong văn hoá Tàu khác. Hoa gạo trong văn hoá Việt Nam khác”.
 
Thật ngạc nhiên, từ việc trồng cây hoa gạo đỏ ở Hải Phòng mà TS Nguyễn Xuân Diện lại mập mờ ám chỉ việc trồng cây này là có yếu tố Trung Quốc.

 

Trích 2: 

Cây gạo ra hoa và chỉ vài ngày là rụng, xác hoa đỏ như máu loang khắp mặt đường sẽ lấy thêm máu của người đi xe máy, xe đạp, đi bộ trượt ngã. Hoa gạo rất nhớt, trơn trượt.” – Xem ảnh chụp màn hình phía trên.

Trích 3:

Hải Phòng được mệnh danh là TP Hoa Phượng Đỏ, giờ lại phải đổi ra là TP Hoa Gạo Đỏ thì rất tốn tiền thuê các nhạc sĩ sáng tác lại các bài tỉnh ca. Mà Hoa Gạo là nơi các loại ma cô, ma chơi, cô hồn đói khát tụ về thì phải dùng các điệu: Rỉ vong, Lâm khốc, Tiểu gấm hoa chanh, tứ đại oán… mới hợp. Ai mà hát được!“.

Tôi sẽ không bình luận về chủ trương trồng cây gạo đỏ trên vài tuyến đường ở Hải Phòng là đúng hay sai và việc trồng cây gạo đỏ là nên hay không nên, vì đây là lĩnh vực chuyên môn về cây công trình, cây đô thị. Một anh có học vị tiến si muốn phản biện xã hội thì phải lấy kiến thức khoa học ra để mà giải thích, luận giải và chứng minh chứ không thể dùng mê tín dị đoan trong dân gian để kết luận một chủ trương nào đó là sai hay đúng, hay kết luận rằng lãnh đạo đó là ngu, là kém hiểu biết về văn hóa, về tâm linh.

Anh TS Nguyễn Xuân Diện vừa mới chê các lãnh đạo TP Hải Phòng là “ Quá ngu dốt cả về văn hoá, về tâm linh và về đô thị học!” vậy hành vi xúc phạm, mạ lỵ, sỉ nhục các lãnh đạo và người dân TP Hải Phòng là văn hóa chăng? 

Cây hoa gạo đỏ còn gọi là cây hoa Mộc miên, hay Hồng miên và người Tây Nguyên gọi là hoa Pơ Lang không chỉ được trồng ở các làng quê hay miền núi mà còn được trồng ở những nơi khác nữa.

 

 

Ai từng đi chùa Hương hẳn không thể quên con đường Suối Yến – Chùa Hương với hơn 1.200 cây hoa gạo đỏ tạo nên cảnh quan đặc sắc. Trong nội đô Hà Nội, cây hoa gạo thường được trồng đơn lẻ trong khuôn viên các công trình bảo tàng hay trong chùa cổ kính, nhưng mới đây, trong một khu đô thị hiện đại phía quận Hà Đông đã xuất hiện những con phố với cái tên Mộc Miên đỏ rực và thơ mộng. Mời xem 2 ảnh trên hoặc xem ảnh trong bài viết Đỏ rực hoa gạo – Con đường có một không hai ở Hà Nội. Nếu ai hay đọc Dân Trí, hay vào ô tìm kiếm gõ từ phố hoa gạo ra cho kết quả hàng trăm bài viết về hoa gạo đường phố Thủ đô. Điều đó nói lên rằng, từ lâu cây hoa gạo đã là một trong số những loại cây được lựa chọn để trông làm cảnh đẹp phố thị.

 
Trở lại vấn đề, phản biện xã hội không hề xấu, nó giúp cho các chủ trương, chính sách được đi vào cuộc sống và có giá trị thực tiễn. Nhưng lợi dụng phản biện xã hội để sỉ nhục người khác, kích động người dân chửi bới chế độ thì không chỉ xấu mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Status của TS Nguyễn Xuân Diện nói về Hải Phòng trồng cây gạo đỏ đường phố hoàn toàn không phải là phản biện xã hội mà là sỉ nhục người dân Hải Phòng, đồng thời khơi mào, dung dưỡng cho những kẻ bất mãn tuyên truyền chống nhà nước. Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng vào cuộc làm rõ động cơ, thái độ và có hình thức xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *