Cuteo@
Cho đến giờ phút này, có thể khẳng định, vụ bạo loạn Cồn Sẻ đã được Hoàng Anh Ngợi câu kết với HAEDC (Hội anh em dân chủ – một tổ chức ngoại vi của Việt Tân) lên kế hoạch và trực tiếp đạo diễn. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Mai Văn Tám, là thành viên của HAEDC cùng Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Trung Tôn lập tức loan báo trên mạng, và sau đó là có sự phụ họa của Hoàng Anh Ngợi.
Theo cộng đồng mạng, Mai Văn Tám là người đầu tiên đưa clip kèm theo thông tin bị bóp méo và xuyên tạc lên FB của y (ở đây). Sau khi vụ Cồn Sẻ tạm lắng, hôm 9/7/2016 Mai Văn Tám cùng một số thành viên HAEDC người khác tiếp tục kéo nhau ra Nghệ An với mưu đồ tiếp tục kích động giáo dân gây rối và lên phương án quay clip, chụp hình tung lên mạng “tố cáo chính quyền”. Tất nhiên chuyến đi này được núp dưới danh nghĩa “thăm bạn” ở Cửa Lò.
Theo lời của Mai Văn Tám, trên đường đi, Tám cùng đồng bọn đã bị một nhóm người bủa vây và tống lên xe rồi đưa đi thả tại vùng miền núi hẻo lánh tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (!?).
Cũng theo Mai Văn Tám, nhóm của y đã bị đánh, lấy hết giấy tờ, tiền bạc và còn bị lột quần áo trước khi được thả. Sau đó, nhóm của Tám được linh mục Quản xứ Kẻ Đọng (Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh) sơ cứu vết thương và rời Hà Tĩnh về Quảng Bình trong sáng ngày 10/07/2016.
Trên chính FB của mình, Mai Văn Tám viết: “Sáng ngày 9/7mấy ae quảng bình đi dử đám cưới anh (hải) vao lúc 10h anh em quảng bình qua cầu bến thuỷ rẻ vao dường hẻm,lực lượng an ninh đã bắt chúng tôi lên xe va hành Hung đánh đập dùng mọi thủ đoạn độc ác của cổng sản,một cách côn đồ của chế độ đẻ ra,cuớp tất cả tài sản,tôi thấy giai đoạn này,cổng sản không còn nhân tính nửa,bất chấp khát máu với người dân,xin cổng đồng mạng quan tâm đến….”.
Trên stt kia, Mai Văn Tám đã kết tội lực lượng an ninh là thủ phạm gây ra vụ việc, mặc dù không thể đưa ra được một bằng chứng nào chứng minh cho lời kết tội ấy.
Có thông tin cho rằng, sở dĩ nhóm của Mai Văn Tám bị đánh là do nhóm của y đã có những hành vi khiêu khích, quy chụp một nhóm thanh niên là công an theo dõi và đã dùng máy quay ghi lại hình ảnh của họ. Nguồn tin cung cấp thêm rằng, sau khi yêu cầu nhóm của Mai Văn Tám không được quay phim chụp ảnh cá nhân khi họ chưa đồng ý, các thành viên đi cùng vẫn hung hăng kết luận họ là an ninh theo dõi, lời qua tiếng lại và nhóm của Tám đã bị đánh tơi tả.
Tất nhiên, đó mới chỉ là những thông tin ban đầu, chưa được kiểm chứng.
Thật lạ lùng, cùng thời điểm Mai Văn Tám và đồng đảng bị đánh, thì tại Hà Nội, Lã Việt Dũng cũng được cho là bị đánh chảy máu đầu. Theo Lã Việt Dũng và các thành viên HAEDC, thì Dũng bị đánh bởi “an ninh chìm”.
Theo dõi toàn bộ clip “Lã Việt Dũng bị đánh” đăng tải trên FB Đặng Bích Phượng chỉ thấy cảnh Dũng được băng bó vết thương mà hoàn toàn không thấy cảnh anh ta bị đánh. Trong clip, Lã Việt Dũng diễn cảnh máu anh ta chảy xối xả như bò đái gốc tre trong khi đang được băng bó vết thương cũng đã gợi cho người xem nhiều câu hỏi nghi vấn về độ xác thực của thông tin.
Như vậy, trong cùng 1 ngày thứ bảy, tại Hà Nội và Nghệ An đã xảy ra 02 sự việc cùng hướng đến những kẻ đang ra sức lợi dụng việc cá chết tại một số tỉnh miền Trung để kích động người dân xuống đường biểu tình phản đối và yêu cầu Chính phủ phải đuổi Formosa. Và điều này thì không ngạc nhiên, cả 2 đều cùng đổ tội cho “an ninh” và cùng không đưa ra được bằng chứng bào.
Tôi tin rằng, với nhân thân và quá trình chống phá đất nước của mình, cả Mai Văn Tám và Lã Việt Dũng đều có nhiều người khinh ghét, và nhiều người muốn “đập”. Tôi cũng cho rằng, nếu đúng là Mai Văn Tám và Lã Việt dũng bị đánh thì đó cũng là hệ quả của cách hành xử giang hồ thảo khấu của họ mà thôi.
Đối với cơ quan công an, tôi cho rằng, không ai thừa hơi dỗi sức làm trò đó với loại cặn bã chính trị này. Bởi nếu muốn, cơ quan công an hoàn toàn có thể xử lý ngay và luôn 2 đối tượng này về hành vi loan tải các thông tin sai trái, kích động chộng chống phá nhà nước trên FB cá nhân của mình.
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật