Bài chép của Đông La Nguyễn Văn Hùng
TRÍ TUỆ THÍCH MINH TUỆ: TRÒ CHƠI VỚI NGHIỆP?
Lại một chuyện hot, thú vị, nên tôi viết trước.
Trong video, https://www.youtube.com/watch?v=Hg0buxX1zmU&t=126s, khi sư Pháp Nhẫn xin đi theo ông Thích Minh Tuệ, ông nói:
– Con không có rủ rê với lại cũng không có mời gọi với lại cũng không có quyền xua đuổi. Mọi người xuống đây là cùng chơi trò chơi với nghiệp. Ai giải thoát được nghiệp, không khổ đau hay thì cùng chơi thôi, chứ con cũng không có quyền hành gì, cũng không cho ai hay là đuổi ai.
Vậy Nghiệp là gì?
***
Trong video, https://www.youtube.com/watch?v=yg_Q3GKw8Kc, Đoàn Văn Báu đã giải thích về nghiệp trước khi phân tích “thầy TMT” chơi “trò chơi của nghiệp”. Trước hết Báu đã nói không chính xác, TMT nói “mọi người cùng chơi với Nghiệp” chứ không phải TMT bày “trò chơi của Nghiệp”.
Đoàn Văn Báu là Thượng Tá, TS, Giảng viên trường ĐH thuộc ngành công an, so với người thường tất phải giỏi hơn, nhưng với những người hiểu được những điều cao sâu của Đạo Phật thì hiểu biết của Báu còn hạn chế. Qua theo dõi tâm tư, hành động suốt cả quá trình giúp TMT của Báu, tôi có thể khẳng định Báu có tâm tốt hơn Lê Anh Tú. Nhưng tri thức của Báu về Đạo Phật lại kém hơn Tú nên đã thần phục TMT quá đáng, tức Báu còn si, còn vô minh, và chính lòng tốt của Báu đã đổ thêm dầu vào đám lửa si mê, vô minh của đám đông, gây ra bao tệ hại cho cả nhiều gia đình lẫn xã hội.
Cụ thể, tri thức về Đạo Phật của Báu không chuẩn khi nói về Nghiệp. Báu nói “Nghiệp là những hành động của con người . Nó xuất phát từ cái suy nghĩ, hay là ý niệm, các lời nói hành động, và nó sẽ tạo ra những hệ quả trong tương lai, người ta gọi đó là Nghiệp. Và trò chơi của Nghiệp tức là cái Nghiệp này nó sẽ vận hành thế giới của vũ trụ và cả những sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan … Tất cả bất kỳ một suy nghĩ lời nói hành động của chúng ta sẽ để lại một cái hệ quả trong tương lai và người ta gọi đó là Nghiệp”.
Đoàn Văn Báu đã nói đúng theo nhân-quả của lẽ Đời mà chưa đủ ý nghĩa của Nghiệp theo Đạo Phật. Đời cũng có luật nhân quả, Triết học Mác cũng có cặp phạm trù Nguyên nhân-Kết quả, còn Đạo Phật, nhân quả được thể hiện sâu rộng hơn bằng Nguyên lý Duyên khởi, trong đó quả không chỉ là quả của nhân-quả của Đời mà còn là, theo Đạo, Nghiệp quyết định sự tái sinh, luân hồi.
Cụ thể, Nghiệp trong Phật giáo là karma, chỉ những hành động được dẫn dắt bởi ý định, dẫn đến những kết quả trong tương lai, là nhân tố quyết định về cảnh giới tái sinh trong luân hồi. Một hành động cố ý sẽ tạo một nghiệp, để lại một dấu vết nơi tâm thức của chúng sinh, và tâm thức đó sẽ tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi.
Theo Duy thức tông, ngoài 6 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, còn có Mạt na thức và A-lại-da thức. Việc Duy thức tông phân chia thêm hai thức Mạt na thức và A-lại-da thức là để tách rõ ra phần tạo nghiệp và tái sinh của thức. Mạt na thức là quá trình tác ý tạo nghiệp của thức, còn A-lại-da thức là thức sau cùng chứa những chủng tử (sa. bīja), tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma), để luân hồi.
***
Đoàn Văn Báu cho rằng TMT không phải bị động, phải chịu hậu quả xấu do cách ứng xử và hành động không đúng, đã tạo ra những kiếp nạn cho chính mình, mà TMT đã chủ động, tạo ra trò chơi của Nghiệp để mọi cái tốt xấu của những người theo mình thể hiện hết ra, rồi thanh lọc. Chính vì chưa hiểu ý nghĩa của Nghiệp nên Báu đã hiểu sai câu nói của TMT. Chuyện lộn xộn của “tăng đoàn” chủ yếu là do TMT còn tham, sân si, còn vô minh, đã nghĩ sai, dẫn đến hành động sai, không chỉ gây ra sự lộn xộn mà còn thể hiện sự sai lạc trên con đường tu tập. Nếu Báu nói TMT chủ động tạo ra trò chơi, những người xấu sẽ tạo thêm nghiệp bất thiện thì chính TMT là người chủ mưu gây ra sự bất thiện, lại tạo thêm Nghiệp. Thực tế, TMT nói “Mọi người đến đây cùng chơi với nghiệp” chủ yếu là muốn trổ tài văn chương, nói văn veo chút về đường tu, nhưng lại nói sai.
***
Những bài trước tôi đã viết đúng như ý TMT, cách tu của TMT đi long nhong ngoài đường như trình diễn thời trang y phấn tảo, mà trình diễn thời trang thì đúng là một trò chơi. Nói vậy, TMT lại nói sai về sự tu tập. Trò chơi có nhiều kiểu, có trò chơi cần phải có năng khiếu, được đào tạo, trở thành nghệ thuật. Mục đích của tất cả các trò chơi, nghệ thuật như trình diễn thời trang, bóng đá, tenis, quyền Anh, hát hò, phim ảnh, v.v… là giải trí, và dựa vào nhu cầu giải trí đó, người ta kinh doanh, tạo ra những siêu sao. Qua cuộc trình diễu tu tập với thời trang y phấn tảo, TMT cũng đã trở thành siêu sao.
Có điều, TMT luôn nói mình tu tập để giải thoát, thành Phật thì đó hoàn toàn không phải là “trò chơi với nghiệp”, không phải là chuyện bầy trò tạo nghiệp để giải trí, mà sự tu tập chân chính là cả quá trình từ học giáo lý, hiểu giáo lý, hành giáo lý, tức giữ giới, thiền định để dần khai mở trí huệ để đạt đến Giác Ngộ. Qua quá trình tu luyện của Thái tử Tất Đạt Đa, Ngài cho biết kham nhẫn chịu khổ cực chỉ là pháp tu hình tướng, ép xác, không khai mở giác quan và làm tăng trưởng trí huệ. Chính Trung Đạo và thiền định đã giúp ngài Giác Ngộ. Nhưng tu luyện, thiền định có thể khai mở giác quan, có thần thông, nhưng không giữ giới sẽ tạo nghiệp xấu, không thể giải thoát, không thể nhập Niết Bàn, cũng không thể thành Phật. Tức tu tập là tránh tạo Nghiệp xấu chứ không phải là “Trò chơi với nghiệp”.
(Còn nữa)
21-2-2025
ĐÔNG LA
Tin cùng chuyên mục:
Khởi động Kỷ nguyên Số: Trung tâm Dữ liệu Quốc gia chính thức đi vào hoạt động
U Cà sắp đi vào tuyệt lộ
Trí tuệ Thích Minh Tuệ: Trò chơi với nghiệp?
PEN America đang can thiệp thô bạo vào vụ Trương Huy San