KhanhKim@
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” – Đám vô sỉ hà tất sẽ nâng bi kẻ vô sỉ. Mới đây BBC tiếng Việt lại có bài viết bốc thơm kẻ “Ngu chính danh” Trương Nhân Tuấn.
Trương Nhân Tuấn thường xuyên có những bài viết gửi BBC theo kiểu “thọc gậy bánh xe”, chuyên bịa đặt, xuyên tạc và vu khống chính quyền VN. Gần đây nhất, Tuấn có bài viết “Văn hóa bạo lực” bôi nhọ xã hội và con người Việt nam.
Theo như Trương Nhân Tuấn, “Một xã hội “không bình thường” như Việt nam, khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng, không chỉ ở hành vi, cách đối xử mà còn trong ngôn ngữ. Bạo lực thể hiện bàng bạc trong xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc”… Theo Tuấn, xem ra xã hội VN sắp loạn đến nơi.
Ai cũng biết, một xã hội dù có văn minh đến mấy không thể tránh được những xung đột về tư tưởng, đạo đức hay vật chất. Khi những mâu thuẫn chưa được hóa giải sẽ nảy sinh xung đột và cao hơn nữa là xảy ra bạo lực. Trong một xã hội đang phát triển, chuyện xung đột, khẩu chiến và đụng chân đụng tay là chuyện bình thường.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ dù chỉ có dăm bảy người cũng có thể xảy ra những mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ nhau. Ông cha ta đã nói: “Bát đũa còn có lúc xô” huống hồ là xã hội có đến cả hàng chục triệu người, tránh sao được va chạm. Tuy nhiên, trên bình diện rộng lớn, những vụ va chạm, thượng cẳng tay hạ cẳng chân không phải là lớn, nó chỉ là đốm đen không đáng có trên nền một xã hội đang trở mình. Thế nên, với người tử tế, sẽ có cách nhìn nhân văn và quảng đại hơn, khác hẳn những kẻ tiểu nhân, chuyên nhìn những sự việc đơn lẻ để quy chụp đó là bản chất của chế độ.
Trương Nhân Tuấn là hạng nào khi cố tình vơ bèo vợt tép khi lôi cả những vụ việc trẻ con ở các trường học để bỉ bôi xã hội rằng, “Tình học trò không còn “ươm hồng xác phượng” như ngày xưa, mà chan chứa một “giỏ” hận thù”. Tuấn lôi cả chuyện xô xát trên đường phố khi quẹt xe để quy kết là “đâu đâu cũng thấy bạo lực”. Ai cũng từng là học trò và tôi cá hầu hết chúng ta đã trải qua những vui buồn tuổi mực tím, và ít nhất hơn một lần mặt nặng mày nhẹ với nhau…nhưng có lẽ ít ai coi đó là hận thù hay suy đồi đạo đức.
Chúng ta không phủ nhận, những hành vi bạo lực học đường là có thật, song nó không u ám với màu sắc chính trị như kết luận hàm hồ, ác ý của Trương Nhân Tuấn. Kết luận “Cả một xã hội bạo lực” là cách nhìn tiểu nhân, cực đoan, phiến diện. Từ một vụ chửi nhau ngoài đường phố, Trương Nhân Tuấn nâng quy kết thành “văn hóa bạo lực” để đưa ra nhận định: “Việt Nam chưa bao giờ như thế và Xã hội Việt Nam đang thoái hóa trở về thời kỳ hoang dã”. Mục đích của Tuấn là gì nếu không phải đổ lỗi cho chế độ, chính quyền?
Trong bài viết, Trương Nhân Tuấn đã bộc lộ thứ “bản năng phản phúc” đối với văn hóa nước nhà. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà Tuấn cố tình đưa những hình ảnh phản cảm lên các trang mạng xã hội. Việc làm trên không ngoài chủ đích bôi nhọ chế độ. Có người nói không ngoa rằng “Đánh rắm thối họ cũng đưa lên mạng, rồi táo bón ỉa không ra chúng cũng đưa lên mạng…. tạp phí lù thượng vàng hạ cám của xã hội, cũng được đưa lên mạng”.
Trương Nhân Tuấn có mù không khi chỉ biết đưa những hình ảnh bạo lực học đường ở Việt Nam lên thành “văn hóa bạo lực”, trong khi đó lại lờ tịt đi những hình ảnh bạo lực tràn lan ở thế giới “tự do” phương Tây.
Hãy xem các ông nghị ở Italia, Ba lan, Cosovo, Gruzia, Ấn độ, Nam phi, Thổ Nhĩ kỳ, hay ở Ucraina mới đây để thấy thức “văn hóa bạo lực” mà Trương Nhân Tuấn nói tới nó dã man và hoang dại tới mức như thế nào.
Thế đấy, những “Cành vàng lá ngọc”, những đại biểu của nhân dân, những chính khách, quyền cao, chức trọng mà còn hành xử như côn đồ, thì trách gì thứ dân. Sự thật như thế, sao Trương Nhân Tuấn không nhắc đến?
Đây nữa, một nước văn minh được cho là “Tự do dân chủ” nhất thế giới đó là Hoa kỳ, liệu cũng không có bạo lực?
Văn minh gì mà Cảnh sát Mỹ có quyền đánh đập người dân dã man trên đường phố, (hình ảnh thật được lan truyền đầy rẫy trên mạng Internet), tự do đàn áp, bắn chết người dân. Cái thứ tự do của “hoang dã” được áp dụng ở ngay “Nước Mỹ văn minh”, khi người dân tự do sở hữu súng, đạn, cứ dăm bữa nửa tháng, lại có vụ tự do xả súng vào đồng loại để giết nhau, coi tính mạng của nhau như cỏ rác.
Theo thống kê từ đầu năm 2015 đến nay đã có 1000 người dân Mỹ đã bị bắn chết, hàng trăm người khác bị thương, tỉ lệ tội phạm trong tốp cao nhất thế giới, hàng năm có hơn 1000 vụ thảm sát, giết chóc lẫn nhau, tất cả mọi băng nhóm tội phạm, xã hội đen lớn nhất thế giới đều có mặt ở nước Mỹ văn minh…đó là văn hóa gì hả Trương Nhân Tuấn?
Văn minh gì khi hình ảnh bạo lực tràn lan trên các đường phố, khi cảnh sát dùng vòi rồng, hơi cay, dùi cui đánh đập, dã man, thậm chí bắn chết ngay tại chỗ người dân đi biểu tình, hay người vi phạm pháp luật mà không cần xét xử?
Trong khi đó Viện Kinh tế và Hòa bình thế giới vừa công bố kết quả Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) thường niên và bảng xếp hạng 162 quốc gia theo độ an toàn và hòa bình. VN được cho là “không tự do dân chủ” thì an ninh, trật tự và độ an toàn được xếp hạng thứ 56/162 Quốc gia trên thế giới.
Nhiều người nhận xét, Công an Việt nam là quá lành hiền so với Công an các nước trên thế giới, nhiều khi quá nhu nhược trước hành vi vi phạm pháp luật của người dân. Thậm chí người phạm luật ngang nhiên tấn công người thi hành công vụ mà không bị xử lý ngay tức khắc như ở nước Mỹ. Vì thế hội chứng nhờn luật đang manh nha xuất hiện đang gây bức xúc cho người dân. Thế nhưng, những kẻ cố tình chống phá đất nước lại có hàng trăm lý do bao biện cho các hành vi bạo lực của những kẻ vi phạm pháp luật, để chúng đổ lỗi cho chế độ, chính quyền.
Là người hiểu biết, chúng ta cũng thừa hiểu rằng xã hội nào dù có văn minh đến mấy, cũng đầy rẫy vấn đề bức xúc, cần được cả xã hội quan tâm giải quyết, vì thế đất nước nào cũng rất cần những người có tâm, có đức, có tài, bằng những đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để giúp ích cho đất nước.
Hãy đừng vì động cơ chính trị thấp hèn, mà cố tình không nhìn thấy những thành tựu của đất nước, mà chỉ “Vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ” để cố tình thổi phồng, bóp méo, rồi nâng quan điểm để kích động người dân chống đối chính quyền. Đó là hành vi, bẩn thỉu, xấu xa và đê tiện.
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’