Khoai@
Những cơn mưa nối tiếp trong hai ngày qua khiến nhiều địa bàn, nhiều tuyến đường của Hà Nội ngập nặng, gây khó khăn cho giao thông và vận tải hàng hóa. Tuyến đường gom hai bên đại lộ Thăng Long cũng bị ngập nặng. Nước ngập tới 70cm tại đường gom đại lộ Thăng Long lúc 11h ngày 12/8 khiến nhiều phương tiện ô tô, xe máy qua đây bị chết máy phải nhờ đến lực lượng cứu hộ.
Lúc đang khó khăn, có lực lượng trợ giúp thì còn gì bằng. Mưa ngập thế này mà lại có lực lượng cứu nạn, cứu hộ thì quá là hay. Tôi và nhiều bạn đều nghĩ như thế. Tuy nhiên, thực tế không phải là giấc mơ màu hồng, “lực lượng cứu nạn cứu hộ” ấy không phải như ta nghĩ, họ không phải ân nhân của những người gặp nạn, mà là những kẻ cơ hội, chặt chém, kiếm chác.
Đọc đoạn trích dưới đây từ tờ Vietnamnet, chúng ta sẽ hiểu ngay, cái gọi là “lực lượng cứu nạn, cứu hộ” mỗi khi đường ngập, tắc là lực lượng gì. Nói không ngoa là “lực lượng chém nạn, chém hộ”.
Trích:
“Trong buổi sáng nay, đội làm nghề lái xe cứu hộ rất đắt hàng, quay vòng nhiều lần để chở ôtô chết máy đi khỏi khu vực này. Trong số này có cả ôtô chưa chết máy, chủ xe cẩn thận gọi cứu hộ đưa qua đoạn ngập để đảm bảo an toàn.
Phí cao khiến nhiều người chấp nhận đứng chờ nước rút rồi mới đi qua.
Cứu nạn cứu hộ gì mà “phí chở ô tô qua đoạn ngập dài khoảng 30m được “báo giá” 600.000 đồng/lượt”?
Đồng ý là làm dịch vụ thì phải có thu nhập, lao động thì cần phải được trả công xứng đáng. Nhưng 600.000 đồng/lượt để qua đoạn đường 30m thì liệu có xứng đáng?
Mang tiếng là lực lượng cứu nạn cứu hộ, nhưng thực chất họ đâu có cứu hộ, họ đến để kiếm chác. Trong khi đó, lực lượng CSGT và các nhân viên thoát nước phải căng mình thức trắng đêm để phân làn, cảnh báo và hướng dẫn người dân di chuyển cho an toàn.
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân