Sáng 31/3/15, tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2015, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dành nhiều thời gian nói về vấn đề “Thay Thế Cây Xanh” trên địa bàn Thủ đô thời gian qua khiến dư luận quan tâm.
Ý kiến của ông Phạm Quang Nghị có thể vắn tắt là, vụ “thay thế cây xanh” đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội để lại hậu quả xấu, đã bị các trang mạng và thậm chí cả báo chí lợi dụng nói vống lên, kích động nhân dân biểu tình nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền…Quan điểm của thành phố là tôn trọng ý kiến của người dân, và phải điều chỉnh các hoạt động của mình. Và công tác thanh tra, xử lý phải thực hiện khách quan, công minh, đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm.
Dưới góc nhìn của nhiều nhà quan sát, ý kiến của ông Phạm Quang Nghị là hoàn toàn chính xác.
Trong vụ việc này, câu hỏi đặt ra là: Hà Nội có lén lút chặt cây hay không?
Câu trả lời là không!
Một trong những điểm yếu kém nhất của báo chí hiện nay chính là thiếu kiến thức nhưng lại không chịu học hỏi. Xu hướng chung dễ dàng kiểm chứng khi lang thang vào các facebook của các nhà báo là tính tự cao tự đại, coi mình là hiểu biết hơn người. Nhưng vụ “Cây Xanh Hà Nội” đã chứng minh điều ngược lại.
Hầu hết các nhà báo đều không lý giải nổi tại sao người ta lại chặt cây vào ban đêm, hoặc có ít người hiểu, nhưng không nói lên sự thật mà lại dung dưỡng thói xấu này.
Sự thật là, cây xanh Hà Nội gắn liền với giao thông và gắn liền với các quy định về an toàn. Nói ngắn gọn, người ta chọn chặt vào đêm là để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông, bảo đảm không ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh hay công việc hàng ngày của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Lý do khác nằm ở chỗ các xe tải chỉ được phép vào thành phố sau 10 giờ đêm.
Xin khẳng định ngay, đó là những con số sai sự thật: Từ số tiền khảo sát đánh dấu 1 cây, số tiền chặt cây, và cả số tiền thay thế cây.
Câu trả lời là: Đó là sự bịa đặt ngu dốt có chủ đích của báo chí bất lương.
Ở đây, các nhà báo thiếu lương tâm hoặc có chủ đích tấn công chính quyền, hoặc ngu dốt đã không tính đúng như vậy. Để đánh lừa dư luận, họ lấy con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây vì thế kết quả là 670.000 đồng/cây. Tất nhiên, với con số “Mất dạy” đó, độc giả có quyền tức tối với chính quyền.
Có đúng là trồng cây mới giá 35 triệu đồng?
Câu trả lời: Báo chí lại sai toét!
Trước hết cần phải thẳng thắn với nhau rằng thông tin đó là không có cơ sở, cơ quan quản lý chưa hề cung cấp bảng giá cho báo chí. Đó là con số ất ơ do chính nhà báo bịa ra nhằm nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền. Tiêu biểu cho câu chuyện bịa đặt này là bài “Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ” của báo Dân Trí.
Đáng tiếc, Sau khi có ý kiến phản hồi, chính các nhà báo này lại phải gỡ bài xuống một cách lén lút và vội vã.
Blogger Củ Hành đã nhận xét: “Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được”.
Một điểm nữa mà báo chí bất lương cũng triệt để khai thác để tấn công chính quyền dưới mác bảo vệ môi trường là lờ tịt đi những điểm tính chính danh và những lợi ích của việc đốn hạ thay thế cây ở Hà Nội.
Cứ nhìn những bộ mặt của những con người như Trần Thị Nga (Nga Phủ Lý), JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào cùng những biểu ngữ chúng mang theo sẽ biết chúng có thực tâm vì môi trường hay không:
P/s: Bài có sử dụng nhiều tư liệu, số liệu của blogger Củ Hành
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới