THỔI PHỒNG, NÓI VỐNG ĐỂ KÍCH ĐỘNG SỰ CHỐNG ĐỐI

Người xem: 138

Khoai@

Sáng 31/3/15, tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2015, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dành nhiều thời gian nói về vấn đề “Thay Thế Cây Xanh”  trên địa bàn Thủ đô thời gian qua khiến dư luận quan tâm. 


Ý kiến của ông Phạm Quang Nghị có thể vắn tắt là, v“thay thế cây xanh” đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội để lại hậu quả xấu, đã bị các trang mạng và thậm chí cả báo chí lợi dụng nói vống lên, kích động nhân dân biểu tình nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền…Quan điểm của thành phố là tôn trọng ý kiến của người dân, và phải điều chỉnh các hoạt động của mình. Và công tác thanh tra, xử lý phải thực hiện khách quan, công minh, đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm.


Trong phạm vi entry này, xin được bàn về việc báo chí bất lương thổi phồng, nói vống lên để kích động sự chống đối chính quyền.

Dưới góc nhìn của nhiều nhà quan sát, ý kiến của ông Phạm Quang Nghị là hoàn toàn chính xác.

Phân tích những diễn biến quanh vu chặt và thay thế cây, có thể thấy, báo chí và các trang mạng đã sử dụng các thủ pháp làm báo để thổi phồng sự thật và đánh lận đỏ đen.

Thủ pháp quen thuộc là xảo thuật sử dụng ngôn từ để đánh lừa người đọc. Thay vì diễn đạt là “thay thế” thì họ lại diễn đạt thành “chặt hạ”, “đốn hạ”, và thậm chí là dùng từ “Tàn sát”, “hủy hoại” cây xanh. 

Điều này cũng giống như dự án “LẤN” sông Đồng Nai, các nhà báo thiếu tâm lại diễn đạt thành “LẤP” sông Đồng Nai. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, vì nó định hướng dư luận, chĩa mũi nhọn vào chính quyền, chia cắt mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Thậm chí còn kích động để tạo ra sự đối lập về lợi ích giữa chính quyền và người dân.

Trong vụ việc này, câu hỏi đặt ra là: Hà Nội có lén lút chặt cây hay không? 

Câu trả lời là không!


Một trong những điểm yếu kém nhất của báo chí hiện nay chính là thiếu kiến thức nhưng lại không chịu học hỏi. Xu hướng chung dễ dàng kiểm chứng khi lang thang vào các facebook của các nhà báo là tính tự cao tự đại, coi mình là hiểu biết hơn người. Nhưng vụ “Cây Xanh Hà Nội” đã chứng minh điều ngược lại.


Hầu hết các nhà báo đều không lý giải nổi tại sao người ta lại chặt cây vào ban đêm, hoặc có ít người hiểu, nhưng không nói lên sự thật mà lại dung dưỡng thói xấu này.


Sự thật là, cây xanh Hà Nội gắn liền với giao thông và gắn liền với các quy định về an toàn. Nói ngắn gọn, người ta chọn chặt vào đêm là để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông, bảo đảm không ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh hay công việc hàng ngày của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Lý do khác nằm ở chỗ các xe tải chỉ được phép vào thành phố sau 10 giờ đêm.

Câu hỏi tiếp theo là, những con số mà báo chí đưa có phải sự thật?

Xin khẳng định ngay, đó là những con số sai sự thật: Từ số tiền khảo sát đánh dấu 1 cây, số tiền chặt cây, và cả số tiền thay thế cây.

Báo chí nói, chặt 1 cây hết 36 triệu đồng. Điều này là không đúng!


Trong Phụ lục số 4 – Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt đơn giá thanh toán: để chặt hạ cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1. Nếu chặt không dùng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. Chú ý là không có con số 36 triệu như báo chí đã đưa và đó là sự phỉ báng vào lòng trung thực của báo chí. Nếu trung thực, họ đã đưa đầy đủ cả bảng giá, nhưng họ đã không làm thế. Họ đã sử dụng một con số ất ơ là 36 triệu/cây để đầu độc bạn đọc. Vì thế, hậu quả là, người dân chỉ biết chặt 1 cây là 36 triệu và với con số khủng khiếp ấy, họ có lý do để bức xúc với chính quyền.




Chỉ riêng việc chặt cây để thay thế trên con đường có tên Nguyễn Chí Thanh cũng đã bị báo chí bóp méo, xuyên tạc trắng trợn. Được biết, việc chặt hạ để thay thế toàn bộ 111 cây ở đường Nguyễn Chí Thanh tốn chưa đến 100 triệu đồng kể cả chi phí phát sinh. Đáng lưu ý là chỉ có 1 cây xà cừ bị chặt với chi phí 6.800.000 đồng. Số cây còn lại bao gồm: 98 cây keo lá tràm, cây hoa sữa và 12 cây không đúng chủng loại thì giá thấp hơn cực nhiều. Trong khi đó, báo chí cứ lấy 111 cây bị chặt nhân với con số 36 triệu đồng để đánh lừa người dân. Điều này tạo tâm lý nghi ngờ, và gây mất lòng tin của người dân đối với lãnh đạo Thủ đô.



Có đúng là TP đã chi 670.000 đồng cho một dấu X bằng vôi vào một gốc cây? 

Câu trả lời là: Đó là sự bịa đặt ngu dốt có chủ đích của báo chí bất lương.


Thực tế là, công việc gọi là đánh dấu X trên cây là công việc đánh mã cho cây. 

Việc đánh mã bao gồm cả một hệ thống công việc phức tạp và cần đến chuyên gia lâm nghiệp, bao gồm: định vị, xác định tọa độ; thu thập các số liệu về cây và môi trường; phân tích đánh giá tình hình sinh trưởng; ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý; nhập dữ liệu vào GIS (Geographic Information System); khái lược 45.738 cây xanh vào bản đồ. Từ đó mới lọc, phân tích, để đưa ra quyết định sẽ chặt bỏ những cây nào hoặc chặt rồi thay thế cây nào.

Việc đánh dấu X chỉ được tiến hành sau khi có quyết định chặt cây trên dữ liệu máy tính, và kiểm tra chắc chắn trên thực địa. Như vậy, nếu với số tiền 4,5 tỉ để xử lý 45.738 cây như vậy thì giá thành sẽ khoảng 98.000 đồng /cây.

Ở đây, các nhà báo thiếu lương tâm hoặc có chủ đích tấn công chính quyền, hoặc ngu dốt đã không tính đúng như vậy. Để đánh lừa dư luận, họ lấy con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây vì thế kết quả là 670.000 đồng/cây. Tất nhiên, với con số “Mất dạy” đó, độc giả có quyền tức tối với chính quyền.

Có đúng là trồng cây mới giá 35 triệu đồng? 

Câu trả lời: Báo chí lại sai toét!

Trước hết cần phải thẳng thắn với nhau rằng thông tin đó là không có cơ sở, cơ quan quản lý chưa hề cung cấp bảng giá cho báo chí. Đó là con số ất ơ do chính nhà báo bịa ra nhằm nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền. Tiêu biểu cho câu chuyện bịa đặt này là bài “Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ” của báo Dân Trí. 

Đáng tiếc, Sau khi có ý kiến phản hồi, chính các nhà báo này lại phải gỡ bài xuống một cách lén lút và vội vã. 


Blogger Củ Hành đã nhận xét: “Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được”.


Một điểm nữa mà báo chí bất lương cũng triệt để khai thác để tấn công chính quyền dưới mác bảo vệ môi trường là lờ tịt đi những điểm tính chính danh và những lợi ích của việc đốn hạ thay thế cây ở Hà Nội.

Cứ nhìn những bộ mặt của những con người như Trần Thị Nga (Nga Phủ Lý), JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào cùng những biểu ngữ chúng mang theo sẽ biết chúng có thực tâm vì môi trường hay không:




P/s: Bài có sử dụng nhiều tư liệu, số liệu của blogger Củ Hành


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *