Tiếp vụ đề thi giả mạo được gán cho trường Lương Thế Vinh ở Hà Nội

Người xem: 139

Khoai@ 
 

Mấy hôm nay các phụ huynh và bạn đọc tiếp tục tranh cãi về một đề thi thử lần 4, môn ngữ văn được cho là của trường Lương Thế Vinh. 

Tại câu 3,5 điểm (Ảnh bên) của đề thi này có sử dụng một đoạn ngữ liệu thuộc văn bản “Câu chuyện về con đường” của tác giả Đoàn Công Lê Huy, in trong Ngữ văn 7 tập 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục), nhưng lại được thêm vào một đoạn có nội dung như sau: Đạo là đường, âm đạo là con đường đầu tiên đưa em ra với ánh sáng, cho em được chính thức làm người“. 
 
Đoạn in nghiêng này chính là đoạn bị các phụ huynh và bạn đọc cho là xuyên tạc ngữ liệu, đưa vào nội dung và từ ngữ phản cảm, không phù hợp với học sinh.
 

Như đã phân tích trong bài viết trước có tựa “Về đề thi giả mạo, nhằm bôi nhọ trường Lương Thế Vinh” đăng trên Tre Làng (trelangblog.com), tôi đã viết, “Trích đoạn trong cái gọi là “Đề thi thử” đó là bịa đặt, vì nó không có trong sách Ngữ Văn 7, tập hai, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam 2002, tại trang 74, như đề thi đã dẫn”. Ảnh chụp màn hình ở bên là ngữ liệu được sử dụng trong đề thi, nhưng KHÔNG CÓ ĐOẠN TRÍCH PHẢN CẢM như trong đề thi đang lan truyền trên mạng.

Vì thế đề thì này bị coi là giả mạo, và làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của trường Lương Thế Vinh. 
 
Phó Hiệu trưởng của Trường Lương Thế Vinh là bà Văn Liên Na khẳng định: “Đề văn được lan truyền trên mạng xã hội không phải đề thi của Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh trong buổi thi thử môn Ngữ Văn vào lớp 10 ngày 21/5 vừa qua”.
 
 
Bà Văn Liên Na cho biết đề thi của Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cũng lấy ngữ liệu thuộc văn bản “Câu chuyện về con đường” của tác giả Đoàn Công Lê Huy nhưng là đoạn ngữ liệu in trong Ngữ văn 7. 
 
Bà Văn Liên Na nói, “Nội dung đề thi lan truyền trên mạng khác với đề thi thật của nhà trường không chỉ ở phần II nghị luận xã hội mà ngay cả câu số 3 trích đoạn thơ trong phần I cũng không giống đề thi của trường. Tôi cũng không hiểu vì lý do nào mà một số người lại lấy ngữ liệu sai rồi gán thành đề thi của trường”.
 

Đáng chú ý, tác giả của văn bản “Câu chuyện về con đường”, ông Đoàn Công Lê Huy cho hay, đoạn văn bản trong đề thi lan truyền trên mạng không phải là “tự ý xuyên tạc”, mà đúng với văn bản gốc đã in trong tuyển tập Đoàn Công Lê Huy, sách “Viết cho những điều bé nhỏ – Gửi em, mây trắng” xuất bản năm 2016, chỉnh lí năm 2021, NXB Kim Đồng.

Ông Đoàn Công Lê Huy giải thích: “Khi tôi viết bài đăng báo, tôi tự biên tập lần một. Khi các bạn làm sách đưa bài vào sách để in, văn bản đã được biên tập lần hai. Khi những người làm SGK lớp 7 xin tôi văn bản đó, họ đã biên tập lần ba. Họ xin phép tôi bỏ câu đó (đoạn trích nghiêng nói trên) đi và tôi đồng ý. Do đó, nếu đề thi trích dẫn ngữ liệu từ SGK lớp 7 thì không có câu đó, còn nếu trích dẫn từ bộ sách “Viết cho những điều bé nhỏ” thì có câu đó. Vấn đề là đề thi trích dẫn theo nguồn nào mà thôi”.

Được biết, đoạn văn được cho là nhạy cảm trong đề thi lan truyền trên mạng đúng với văn bản gốc đã in cuốn “Viết cho những điều bé nhỏ – Gửi em, mây trắng” của tác giả Đoàn Công Lê Huy, sách xuất bản năm 2016, chỉnh lí năm 2021, NXB KIM ĐỒNG. Tuy nhiên, khi đưa vào SGK lớp 7 phía NXB GIÁO DỤC có xin phép tác giả bỏ câu đó và nhận được sự đồng ý.

Cách giải thích của ông Đoàn Công Lê Huy chứng tỏ ông chỉ đọc mỗi đoạn trích phản cảm mà không đọc hết đề thi, đặc biệt là đoạn ghi nguồn ngữ liệu như trong phần khoanh màu đỏ trong ảnh trên cùng. Nếu đọc kỹ đề thi, ông Huy sẽ thấy, đoạn trích là “tự ý thêm vào” mà không cần nói “vấn đề là sử dụng nguồn nào mà thôi”. 

 
Như vậy, có thể khẳng định đề thi đang lan truyền trên mạng là giả mạo, bởi trong đề thi đã ghi rõ nguồn ngữ liệu được sử dụng là Theo Đoàn Công Lê Huy, Ngữ Văn 7, tập hai, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam 2002, trang 74” chứ không phải lấy ngữ liệu từ sách của NXB Kim Đồng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *