Mấy hôm nay các phụ huynh và bạn đọc tiếp tục tranh cãi về một đề thi thử lần 4, môn ngữ văn được cho là của trường Lương Thế Vinh.
Như đã phân tích trong bài viết trước có tựa “Về đề thi giả mạo, nhằm bôi nhọ trường Lương Thế Vinh” đăng trên Tre Làng (trelangblog.com), tôi đã viết, “Trích đoạn trong cái gọi là “Đề thi thử” đó là bịa đặt, vì nó không có trong sách Ngữ Văn 7, tập hai, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam 2002, tại trang 74, như đề thi đã dẫn”. Ảnh chụp màn hình ở bên là ngữ liệu được sử dụng trong đề thi, nhưng KHÔNG CÓ ĐOẠN TRÍCH PHẢN CẢM như trong đề thi đang lan truyền trên mạng.
Đáng chú ý, tác giả của văn bản “Câu chuyện về con đường”, ông Đoàn Công Lê Huy cho hay, đoạn văn bản trong đề thi lan truyền trên mạng không phải là “tự ý xuyên tạc”, mà đúng với văn bản gốc đã in trong tuyển tập Đoàn Công Lê Huy, sách “Viết cho những điều bé nhỏ – Gửi em, mây trắng” xuất bản năm 2016, chỉnh lí năm 2021, NXB Kim Đồng.
Ông Đoàn Công Lê Huy giải thích: “Khi tôi viết bài đăng báo, tôi tự biên tập lần một. Khi các bạn làm sách đưa bài vào sách để in, văn bản đã được biên tập lần hai. Khi những người làm SGK lớp 7 xin tôi văn bản đó, họ đã biên tập lần ba. Họ xin phép tôi bỏ câu đó (đoạn trích nghiêng nói trên) đi và tôi đồng ý. Do đó, nếu đề thi trích dẫn ngữ liệu từ SGK lớp 7 thì không có câu đó, còn nếu trích dẫn từ bộ sách “Viết cho những điều bé nhỏ” thì có câu đó. Vấn đề là đề thi trích dẫn theo nguồn nào mà thôi”.
Được biết, đoạn văn được cho là nhạy cảm trong đề thi lan truyền trên mạng đúng với văn bản gốc đã in cuốn “Viết cho những điều bé nhỏ – Gửi em, mây trắng” của tác giả Đoàn Công Lê Huy, sách xuất bản năm 2016, chỉnh lí năm 2021, NXB KIM ĐỒNG. Tuy nhiên, khi đưa vào SGK lớp 7 phía NXB GIÁO DỤC có xin phép tác giả bỏ câu đó và nhận được sự đồng ý.
Cách giải thích của ông Đoàn Công Lê Huy chứng tỏ ông chỉ đọc mỗi đoạn trích phản cảm mà không đọc hết đề thi, đặc biệt là đoạn ghi nguồn ngữ liệu như trong phần khoanh màu đỏ trong ảnh trên cùng. Nếu đọc kỹ đề thi, ông Huy sẽ thấy, đoạn trích là “tự ý thêm vào” mà không cần nói “vấn đề là sử dụng nguồn nào mà thôi”.
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt