Ngày 15/9, Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko đã ra lệnh đóng cửa 74 nhà thờ thuộc Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (UOC), với cáo buộc các nhà thờ này có mối quan hệ trực tiếp với Tòa Thượng phụ Moskva của Giáo hội Chính thống Nga.
Khu phức hợp tu viện Kiev Pechersk Lavra ở Kiev, Ukraine. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, sắc lệnh của ông Klitschko tương tự như sắc lệnh đã được sử dụng để chiếm giữ Kiev Pechersk Lavra (Tu viện các hang động Kiev). Cảnh sát Ukraine đã xông vào nơi này hồi tháng trước. Thánh địa nổi tiếng thế giới gần 1.000 năm tuổi này đã được bàn giao cho UOC – một tổ chức đối lập được chính phủ thành lập vào năm 2018.
Về mặt kỹ thuật, Kiev Pechersk Lavra là tài sản nhà nước nhưng Giáo hội quản lý theo một thỏa thuận năm 2013. Thỏa thuận này bị Kiev tuyên bố vô hiệu vào đầu năm nay, cho rằng UOC đã vi phạm thỏa thuận khi có quan hệ với Nga. Tòa án Ukraine đã bác bỏ kháng cáo của UOC.
Các nhà thờ mới bị cấm có thể được bàn giao cho Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine, vốn hiệp thông với Rome, hoặc thậm chí có thể bị coi là đối tượng bất hợp pháp và bị phá bỏ khi chính phủ hủy bỏ hợp đồng cho thuê và sử dụng.
Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng động thái kiểm soát Kiev Pechersk Lavra là nhằm củng cố độc lập về tinh thần và cáo buộc UOC là công cụ của Nga. Cho đến nay, 1/3 các khu vực của Ukraine đã cấm hoàn toàn UOC.
Trong khi đó, Nga đã cáo buộc Ukraine đàn áp Giáo hội Chính thống và cáo buộc Mỹ vì đã ngầm chấp thuận các hành động của Ukraine.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bao giờ bình luận về chiến dịch chống UOC của Ukraine trong khi bộ này thường công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo. Các báo này của Bộ Ngoại giao Mỹ tới nay chỉ có nhắc tới các cuộc họp với đại diện của OCU được chính phủ Ukraine ủng hộ.
Thùy Dương/Báo Tin tức
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt