Sau khi một số tờ báo đăng tải bài viết “Giá điện ở châu Âu xuống mức âm”, nhiều người đã lên tiếng phản biện về sự vô lý, bởi thực tế, giá điện chỉ có thể âm vào những thời điểm (rất ngắn) nhất định và điều này chỉ xảy ra với điện gió, điện mặt trời chứ không phải tất cả. Để rộng đường dư luận, Tre Làng đăng lại ý kiến của anh Hồ Ngọc Thắng, hiện đang định cư tại Đức.
Giá điện ở châu Âu xuống mức âm?
Mới đây, VNExpress phát tán bài viết với tiêu đề “Giá điện ở châu Âu xuống mức âm”, đã gây ra sự hiểu nhầm cho nhiều người ở VN. Nhiều người nghĩ rằng người tiêu dùng Đức được trả tiền vì tiêu thụ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Do cách trình bày phiến diện của VNExpress, nhiều người không nắm rõ vấn đề, nhiều người cứ tưởng rằng dân châu Âu đang sống trong thiên đường, không ít người VN kiếm cớ để chửi bới ngành điện lực VN. Trong thực tế, người tiêu dùng Đức đang phải trả “giá trên trời” cho điện và khí đốt. Giá năng lượng vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát (trên dưới 10%) và kinh tế Đức đang lao vào suy thoái.
Trên thực tế, kể từ năm 2008, giá điện âm có thể phát sinh trên các sàn giao dịch điện ngắn hạn (thị trường trong ngày). Chúng xảy ra khi sản lượng điện vượt quá mức tiêu thụ điện năng.
Bất kỳ ai cung cấp điện cho lưới điện khi giá thị trường ở mức âm sẽ không nhận được bất kỳ khoản doanh thu nào mà thay vào đó phải trả tiền cho lượng điện đã được định giá.
Giá điện âm thường xảy ra khi có nguồn cung cấp điện từ gió và mặt trời cao và/hoặc mức tiêu thụ điện năng thấp. Điều này có thể xảy ra do các kỳ nghỉ lễ kéo dài cũng như các mối đe dọa quốc gia hoặc quốc tế, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 năm 2020.
Đó là điều dễ hiểu, vào những kỳ nghỉ lễ kéo dài, hầu hết các công sở đóng cửa, nhiều nhà máy không hoạt động, mức tiêu thụ điện rất thấp và nếu những ngày đó mặt trời chiếu sáng liên tục, gió thổi mạnh thì lượng điện tái tạo được sản xuất rất lớn không thể tiêu thụ hết.
Về phương diện kỹ thuật, không đơn giản trong việc cho hệ thống điện gió, điện mặt trời ngừng hoạt động ngắn hạn. Trong tình huống đó, nhà sản xuất chọn phương án trả tiền cho lượng điện nạp vào mạng lưới điện quốc gia.
Theo con số mà nhà nước Đức công bố, vào năm 2022, giá điện giao dịch ở Đức là âm trong tổng cộng 69 giờ.
Như vậy, trong một khoảnh khắc hiếm hoi nào đó, giá điện gió và điện mặt trời trên sàn giao dịch điện là âm. Trong tình huống đó, người được hưởng lợi là các nhà buôn điện. Liệu các nhà buôn điện có giảm giá điện cho người tiêu dùng không, vẫn là điều bí mật của họ.
Về nguyên tắc, người tiêu dùng ký hợp đồng dài hạn mua điện với nhà cung cấp và giá điện thường xuyên tăng trong những năm qua, “giá trên trời” cho điện và khí đốt chưa bao giờ giảm trong những năm gần đây.
P/s: Anh Hồ Ngọc Thắng là một trong số những Việt Kiều yêu nước đúng nghĩa. Tất cả các bài viết, bài dịch của anh trên mạng xã hội và tất cả các bài của anh đăng trên báo Nhân Dân cũng như trên Tạp chí Văn nghệ TP HCM… tôi đều đọc. Khó có thể nói gì hơn ở anh là tình yêu quê hương đất nước và đồng hành cùng dân tộc.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố