GD&TĐ -Trang War Zone vừa đăng video vụ nổ tạo sóng xung kích cực lớn và cột khói hình nấm sau vụ tấn công của lực lượng Nga nhằm vào kho vũ khí S- 300 của Ukraine.
Cuộc tấn công hôm 30/4 được thực hiện bởi máy bay chiến lược Nga. Tổng cộng Tu-95MS Bear-H đã phóng 18 quả tên lửa hành trình nhằm vào kho vũ khí phòng không của Ukraine tại tỉnh Dnipro.
“Nhiều vụ nổ đã xảy ra tại khu vực này trong đêm 30/4. Chính quyền thành phố yêu cầu cư dân không rời khỏi nơi trú ẩn an toàn cho đến khi kết thúc báo động phòng không.
Phòng không của chúng tôi đã đánh chặn được 15 quả tên lửa tấn công. Nhưng chỉ với quả 3 lọt qua hệ thống phòng thủ đã khiến chúng tôi phải trả giá bằng lượng lớn vũ khí của mình bị phá hủy”, Anatoly Vershina, thị trưởng thành phố Pavlograd ở tỉnh Dnipro cho biết.
Mặc dù vậy, vị quan chức này không cho biết vũ khí bị phá hủy trong kho là gì nhưng theo nguồn tin của War Zone, phần lớn số vũ khí Ukraine bị phá hủy trong cuộc tấn công lần này chính là đạn tên lửa của tổ hợp S-300.
“Các nhân chứng tại hiện trường và quan chức địa phương thông báo hàng loạt tên lửa S-300 đã phát nổ trong cuộc tấn công.
Hai đơn vị S-300 với ít nhất 16 bệ phóng đã bị phá hủy, cùng với đó là nhiều xe hậu cần mang tên lửa dự trữ”, nguồn tin của War Zone cho biết.
Vụ tấn công đã gây hậu quả nghiêm trọng với phòng không Ukraine bởi trước đó, tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ gần đây đã tiết lộ, phòng thủ Ukraine ngày càng bị bào mòn sau hơn một năm chiến sự và không thể ngăn Nga chiếm hoàn toàn ưu thế trên không.
Kho dự trữ đạn tên lửa S-300 và Buk-M1 của Ukraine nguy cơ cạn kiệt trong tương lai gần, tổ hợp NASAMS do Mỹ cung cấp có thể lâm vào tình trạng tương tự.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hôm 27/4 cũng thừa nhận nước này đang cạn dần tên lửa phòng không thời Liên Xô, hối thúc phương Tây chuyển các tổ hợp thay thế.
Giới quân sự phương Tây đánh giá cạn tên lửa phòng không là kịch bản thảm họa đối với Ukraine, khiến lưới phòng thủ xuất hiện nhiều lỗ hổng.
Điều đó cho phép máy bay Nga tiếp cận nhiều mục tiêu hơn và khai hỏa vũ khí tầm ngắn, thay vì sử dụng tên lửa tầm xa có chi phí cao và nguồn cung hạn chế.
Cuộc tấn công vào kho S-300 Ukraine của Nga diễn ra chỉ hai ngày sau khi Bộ trưởng Oleksii Reznikov khẳng định nước này sắp chuẩn bị xong và sẵn sàng mở đợt phản công nhằm vào lực lượng Nga khi điều kiện thuận lợi.
“Các đối tác đã cam kết, chuẩn bị và chuyển giao một phần trang thiết bị. Nhìn chung, chúng tôi đã rất sẵn sàng”, ông Reznikov nói.
Điều đặc biệt là trận mưa tên lửa hành trình của Nga diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Reznikov nhận định số tên lửa hành trình được Nga triển khai trong những đợt tấn công gần đây ít hơn so với các đòn tập kích trong mùa đông.
“Có khả năng Moskva đang tìm cách hủy diệt các đơn vị dự bị và loạt khí tài phòng không và những vũ khí vừa được phương Tây viện trợ cho Kiev”, báo cáo của quân đội Anh có đoạn.
Kho tên lửa phòng không Ukraine phát nổ sau khi trúng tên lửa hành trình Nga.
Kể từ tháng 10/2022, Nga bắt đầu sử dụng UAV và tên lửa hành trình tầm xa tập kích hạ tầng năng lượng và quân sự của Ukraine, với mục tiêu làm suy yếu sức chiến đấu và buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Ukraine nói các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng là “tội ác chiến tranh”, cáo buộc Nga cố ý làm hại dân thường và bẻ gãy ý chí của nước này. Trong khi đó, Moskva giải thích rằng họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng Ukraine để làm gián đoạn dòng vũ khí Mỹ và đồng minh chuyển đến Kiev.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA