Bà chép từ Fb NguyenVan Duzng
Nói thêm về tự do báo chí (tản mạn) nhân Fb Cuong Le (Lê Cường) nhắc đến 30 năm Ngày Tự do báo chí do LHQ nêu ra (3/5/1993-3/5/2023) và có nhắc đến cuốn sách của tôi.
Tự do nói chung và tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là khát vọng của loài người, muốn được tự do tìm kiếm, sản xuất và chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm… Khát vọng vươn ra chính phục các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các quy luật ấy là vô hạn, trong khi năng lực khám phá, chính phục ở mỗi thế hệ, trong mỗi thời gian xác định ở các quốc gia, của loài người là hữu hạn.
Mặt khác, cách hiểu, cách sử dụng tự do báo chí cũng không giống nhau tùy theo các điều kiện cần và đủ ở mỗi nơi, mỗi giai đoạn khác nhau; mặc dù đây là vấn đề luôn được mọi người quan tâm và quan tâm từ các góc độ, mục đích khác nhau.
Locke đã khẳng định, tự do báo chí là phương tiện để đạt mục đích; nhưng làm sao đạt được mục đích mà không có phương tiện.
Vậy nên, đã là phương tiện/công cụ thì cần được kiểm soát; và các thể chế chính trị có cách kiểm soát phương tiện này khác nhau.
Vậy tại sao phải kiểm soát tự do báo chí?
Bởi vì báo chí và tự do báo chí nói chung liên quan đến cộng đồng; nó có tác động, lôi kéo, thậm chí thao túng, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi hàng triệu người.
Hàng triệu người là lực lượng vật chất khổng lồ; nó có thể làm thay đổi, lật nhào…tất cả.
C. Mac – Ông cụ râu dài từ thế kỷ 19 đã viết, vũ khí phê phán quyết không thể thay thế việc phê phán bằng vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất; nhưng sức mạnh tinh thần mỗi khi ngấm vào quần chúng thì nó sẽ trở thành lực lượng vất chất khổng lồ.
Túm lại, là không thể có tự do báo chí tuyệt đối, hoàn toàn. Và không thể nói ở một nước giàu có về kinh tế, mạnh về quốc phòng mà có tự do báo chí hoàn hảo. Cũng như khó có thể nói ở một nước nghèo về kinh tế, yếu về tiềm lực… mà đã có tự do báo chí ở tầm mức cao !
Tự do luôn trong khung khổ luật pháp; mà luật pháp phản ánh trình độ văn minh của xã hội và nhận thức cũng như năng lực hành xử của nhà nước và công dân.
Với nhà báo, nhận thức và thực hành tự do báo chí luôn hướng tới phục vụ lợi ích công, vì cộng đồng.
Với nhà báo Việt Nam, cần nêu cao, thể hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo Đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chính trị.
Tự do báo chí gắn với lợi ích, vậy nên không ai và không cho phép ai sử dụng/lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để xâm hại lợi ích công, cũng như quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Và cũng không ai được phép sử dụng quyền lực để hạn chế tự do báo chí, tự do ngôn luận mà việc hạn chế này không vì lợi ích công, nhưng lại vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.
PS: một số người dẫn ra kết quả xếp hạng các nước về tự do báo chí? Khi thế giới còn phân biệt (đến mức đánh nhau, gây sức ép để cái trị thế giới) lợi ích thì việc xếp hạng tự do báo chí chỉ là công cụ hiềm khích và nó là ma túy tinh thần của kẻ mạnh thôi. Tổ chức phóng viên không biên giới, hay cả tòa hình sự quốc tế cũng chỉ là trò hề trong tay một kẻ mạnh thôi nhé. Đừng “thả mồi bắt bóng”.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố