Khoai@
Sau khi phiên sơ thẩm xét xử tên phản động Bùi Tuấn Lâm kết thúc, Lm Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan đã ngay lập tức đăng 1 stt của Diễn Đàn Thân Hữu Việt Tân Úc Châu, trong đó, dẫn lời em trai của Bùi Tuấn Lâm là Bùi Quang Khiêm vu cáo, xuyên tạc phiên tòa và bản chất vụ án.
Status của Lm Nguyễn Văn Hùng, về bản chất là nhai lại giọng lưỡi của tổ chức khủng bố Việt Tân, RFA chứ không có gì mới. Vẫn là những cáo buộc vô căn cứ và thiểu năng, kiểu như: “Gia đình Bùi Tuấn Lâm không được vào dự phiên tòa”, “khi gia đình ngồi ở ngoài toà, an ninh cho người đến quấy rối. Khi phiên toà kết thúc, luật sư đi ra và nói chuyện với gia đình. Khi đó, công an kéo tới hành hung”; hay “Mình và em Minh bị một đám an ninh mười mấy thằng đánh hai anh em bầm dập. Nó đánh vô đầu, vô cổ, nó bóp cổ rồi bịt miệng rồi nó chà xuống đường. Nói chung là cổ rách, tay cũng rách, lưng bầm dập. Nó đánh nhiều lắm” và “bản án không công bằng”…
Như tôi đã viết trong bài viết trước ngay trên blog này (đọc ở đây) rằng, phiên tòa được tiến hành công khai, nhưng không có nghĩa ai cũng có thể được vào dự, bởi giới hạn không gian và các vấn đề liên quan tới anh ninh, an toàn, cũng như các tác động khác ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. Những người được vào dự phải thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Nội quy phòng xử án cũng như Nội quy phiên tòa được quy định tại điều 25, điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư số 02/2017/TT- TANDTC quy định về Quy chế phiên tòa.
Theo đó, người tham dự phiên tòa: (1) Phải chấp hành việc kiểm tra an ninh, không được mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án; (2) Phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa; (3) Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập; (4) Phục trang phải nghiêm túc, có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự, không đội mũ, nón, đeo kính màu, không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa…
Trong khi đó, 8 người trong gia đình Bùi Tuấn Lâm lại mang theo máy ảnh, điện thoại, khẩu hiệu, biểu ngữ xuyên tạc bản chất vụ án, vu cáo chính quyền và không chịu xuất trình giấy tờ theo quy định và có hành vi gây rối trật tự an ninh. Vì thế, họ không được vào tham dự.
Về chuyện “bị hành hung”. Nói thẳng ra, đây là sự vu cáo trắng trợn, bỉ ổi của những kẻ bất lương. Trong điều kiện cả 8 thành viên nhà Bùi Tuấn Lâm đều mang máy ảnh, máy quay phim, điện thoại và gần như lúc nào cũng quay và chụp thì sao không có lấy một tấm hình làm chứng?
Đó là chưa kể có hàng trăm phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến dự và phản ánh tình hình cả trong và ngoài phòng xét xử. Tuy nhiên, không hề có một tấm ảnh nào chứng minh các đối tượng trên bị đánh.
Một trong số những người làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa nói rằng, người nhà Bùi Tuấn Lâm kéo nhau đến tòa, nhưng không chịu xuất trình giấy tờ tùy thân, mang theo khẩu hiệu, biểu ngữ xuyên tạc vụ án, đòi trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm, hô các khẩu hiệu mạ lị chế độ, thóa mạ tòa án và mang theo theo điện thoại, máy ảnh, máy quay phim cùng những vật dụng khác có thể gây nguy hiểm tới tính mạng những người tham dự.
Câu hỏi đặt ra, “họ mang theo những thứ đó để làm gì”, hẳn các anh chị đã có câu trả lời.
Cần phải nói rằng, không chỉ có Việt Nam mới có quy định như thế, mà ngay cả các quốc gia văn minh khác việc xét xử công khai chưa bao giờ được thực thi một cách không có giới hạn.
Ở Thụy Điển, xét xử công khai nhưng chủ tọa phiên tòa có quyền giới hạn số người tham dự trong phòng xét xử; cho phép thu âm phiên tòa xét xử công khai; cấm chụp ảnh, quay phim trong phòng xét xử chính; cho phép quay video để truyền trực tiếp vào phòng bên cạnh.
Ở Tây Ban Nha, trước khi phiên tòa bắt đầu được quay phim, chụp ảnh, trong thời gian phiên tòa diễn ra chỉ được quay phim, chụp ảnh phục vụ nội bộ; trường hợp ngoại lệ (như phiên tòa xét xử vụ đánh bom ở Madrid cho truyền bằng video).
Ở Vương quốc Anh, tòa cấm quay phim, chụp ảnh phiên tòa, thu âm trong phiên tòa; nhưng phiên Tòa của tòa án Tối cao (Supreme Court) thì cho phép truyền thanh, truyền hình.
Ở Na Uy và Thụy Sĩ, tòa cấm quay phim, thu âm phiên tòa hình sự, cho chuyền video trực tiếp sang phòng bên cạnh.
Ở Pháp, tòa cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong phiên tòa, và chỉ được phép làm để sử dụng nội bộ ngành tư pháp, nghiên cứu lịch sử.
Tại Bỉ, người ta cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong phiên tòa tuy nhiên có ngoại lệ riêng lẻ do chủ tọa quyết định. Trong khi đó, tại Hy Lạp, tuy không cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh nhưng trường hợp ngoại lệ do chủ tọa quyết định.
Ở CHLB Đức, tính công khai của tiến trình xét xử được quy định tại Điều 169 Bộ luật về hệ thống tư pháp (GVG). Theo khoản 1 của Điều 169, thì phiên tòa xét xử, việc đọc bản án và các quyết nghị của hội đồng xét xử được tiến hành công khai, ngoài những bên tham gia với tư cách theo luật định như bị cáo, người bị hại, nhân chứng, người bảo hộ, phiên dịch,… những người khác như nhà báo, đại diện tổ chức xã hội, chính trị, thực tập sinh,… phải xin phép chủ tọa phiên tòa từ trước đó.
Thiết nghĩ, cần nói thêm một chút về Lm Nguyễn văn Hùng. Đó là Phêrô Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1958, là người Australia gốc Việt, là kẻ chống cộng cực đoan, nhưng lại núp dưới vỏ bọc là “Trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt” ở Đài Loan. Nhắc tới Nguyễn Văn Hùng, người ta phải nhắc đến “thành tích tuyển lựa người” cho tổ chức khủng bố Việt Tân. Một trong số người được Nguyễn Văn Hùng tuyển lựa, huấn luyện là Trần Thị Nga, tức Nga Phủ Lý.
Hản các anh chị không lạ với cái tên Trần Thị Nga, tức Nga Phủ Lý, Nga Hà Nam. Nga sinh năm 1977 tại Lý Nhân, Hà Nam, trong một gia đình tử tế, bố mẹ là người tử tế, không theo đạo. Năm 2003, Trần Thị Nga đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Thời gian này có tin Nga hành thêm nghề “bán Trầu cau” ở xứ Đài vào mỗi đêm để có thêm thu nhập.
Chuyện như thế chả có gì phải bàn, vì ở xứ này, Nga có quyền bán cái mà Nga sở hữu. Sau một đêm nhiệt tình phục vụ, sức khỏe có vấn đề, trên đường về Nga bị tai nạn giao thông và ngay lập tức được một “Linh Mục” có tên Nguyễn Văn Hùng đứng ra chăm sóc.
Cần nói thêm, thời điểm đó, Nguyễn Văn Hùng là một đảng viên của tổ chức khủng bố với danh xưng “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, gọi tắt là Việt Tân. Nguyễn Văn Hùng có nhiệm vụ nằm tại Đài Bắc, Đài Loan để tuyển người vào tổ chức chống phá nhà nước Việt Nam, rồi tổ chức huấn luyện đưa về Việt Nam hoạt động. Mang ơn Nguyễn Văn Hùng, Trần Thị Nga đã gia nhập làng chúa và trở thành một con chiên ngoan đạo. Nói ra điều này để mọi người không phải lo lắng vì hoàn cảnh eo le của thị, bởi đi đâu, làm gì, thị đều có cây thập tự chống lưng.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố