Cuteo@
Đọc báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Hanoi Metro thấy đạt tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần năm 2021, mình chợt nhớ lại những bỉ bôi của anh Đào Tuấn, Mạc Văn Trang… về tuyến đường sắt nội đô này.
Theo Mạc Văn Trang, Đào Tuấn và Nguyễn Xuân Toản thì “Cát Linh – Hà Đông lỗ đậm” và là “Những công trình di hại cho nhiều thế hệ, thực chất là tội ác!“.
Thực tế, cho đến thời điểm này, xét về kinh tế, “tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần năm 2021”. Trong đó, doanh thu bán vé tăng gấp gần 12,5 lần lên 65,8 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các chi phí, doanh nghiệp này lãi trước thuế 96,8 tỷ đồng. Lỗ hay lãi, những con số nói trên đã nói lên tất cả.
Ngày 6/11/2021, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào vận hành khai thác và tới nay, đã được đông đảo người dân ghi nhận là phương tiện đi lại nhanh chóng, an toàn, xanh, sạch, đẹp.
Tính trung bình mỗi ngày có trên 3 vạn hành khách sử dụng tàu điện này để đi lại. Trong đó, 47% là những người đi làm, 45% là những người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác. Nếu như thời gian đầu hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng với tỷ lệ bình quân trong ngày chiếm 70%; đặc biệt, khách đi lại bằng vé tháng trong giờ cao điểm chiếm trên 85%.
Những con số về lượng khách nói trên là minh chứng rõ ràng cho việc góp phần giảm thiểu mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ở Hà Nội, giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo tính toán cứ 1 triệu chuyến đi chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị sẽ giảm được 63.000 giờ tham gia giao thông trên đường và đem lại hiệu quả kinh tế trên 30 tỷ đồng.
Trong khi đó, cứ 1 triệu chuyến đi chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị sẽ giảm được khoảng 100 tấn phát thải khí CO, HC và NOx (theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế hàng năm chiếm 5-7% GRDP của Việt Nam).
Theo Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải của Bộ GTVT, ùn tắc giao thông ở Hà Nội có thể gây ra thiệt hại từ 1 – 1,2 tỷ Usd mỗi năm. Con số này tương đương với 23.300 – 27.960 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ và đường sắt nội đô Cát Linh – Hà Đông sẽ là một trong số các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại nói trên (Mời xem ảnh bên).
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã làm thay đổi thói quen đi lại theo hướng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng, đồng thời, tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, lịch sự.
Nếu như trong giai đoạn đầu, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân để tiếp cận các nhà ga của tuyến thì hiện nay, người dân đã chấp nhận đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng khác để tiếp cận các nhà ga.
Cũng theo kết quả điều tra khảo sát, trong vùng phục vụ của tuyến có trên 60% hành khách có xe máy và 18% hành khách sở hữu ô tô con nhưng vẫn sử dụng ĐSĐT để đi lại.
Việc thay đổi thói quen từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông nhất là với các đô thị đang sử dụng xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu như ở Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, những hành vi chưa đẹp như: vứt rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào, không nhường ghế cho người già, phụ nữ, trẻ em…. khi đi tàu điện nay đã không còn. Điều đáng mừng là văn hóa này đang từng bước lan tỏa sang các phương tiện công cộng khác ở Hà Nội.
Sau gần 2 năm vận hành, tàu Cát Linh – Hà Đông đã từng bước xây dựng được đội ngũ những nhà quản lý, hoạch định chính sách, người vận hành khai thác theo hướng chuyên nghiệp. Cùng với một số lượng lớn người dân luôn ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng để đi lại, đây chính là lực lượng tuyên truyền viên thúc đẩy sử dụng vận tải công cộng và giao thông xanh trong phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt