Khoai@
Trang fanpage của tổ chức khủng bố Việt tân vừa đăng tải bài viết “Ông Nguyễn Lân Thắng đề nghị xét xử công khai để được đối diện với những cáo buộc của Viện kiểm sát” của luật sư Lê Đình Việt.
Nội dung bài viết mô tả lại quá trình làm việc của Ls Việt với Nguyễn Lân Thắng vào chiều 7/4/2023 tại Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội để chuẩn bị cho phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 12/4/2023. Bài viết xoay quanh 2 ý: (1) Nguyễn Lân Thắng “có đơn gửi TAND TP Hà Nội từ ngày 15/3/2023 để đề nghị được tiếp cận hồ sơ vụ án; (2) cho phép cơ sở giam giữ cung cấp giấy bút để chuẩn bị cho việc bào chữa; (3) Nguyễn Lân Thắng đòi “đối chất” với người giám định của Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội trước hoặc tại phiên tòa; và (4) Nguyễn Lân Thắng không đồng ý việc TAND TP Hà Nội “xét xử kín” vì không có gì liên quan đến bí mật nhà nước.
Xin nói thẳng, cả 4 yêu sách nói trên của Nguyễn Lân Thắng trong bài viết của luật sư Lê Đình Việt đều không có cơ sở pháp luật để thực hiện. Chính xác ra, nó chỉ là yêu sách để lòe bịp, kích động người không có kiến thức pháp luật mà thôi.
Đối với vấn đề thứ nhất (1): Theo quy định của pháp luật, bị can Nguyễn Lân Thắng không được phép tiếp cận nghiên cứu hồ sơ vụ án. Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của bị can như sau:
– Được biết lý do mình bị khởi tố;
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
– Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, theo quy định trên thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì bị can Nguyễn Lân Thắng sẽ không có quyền được đọc hồ sơ vụ án. Những quyền lợi của bị can như nói ở trên, Nguyễn Lân Thắng đã được thụ hưởng.
Đối với vấn đề thứ hai (2): Về nguyên tắc, cơ sở giam giữ không được phép cung cấp giấy bút cho người bị giam giữ. Bởi giấy bút cũng có thể được sử dụng vào những mục đích xấu. Thực tế, nhiều người bị giam giữ đã dùng đồ vật sắc nhọn như cây bút để tự tử, tự hủy hoại bản thân, đả thương bạn bị giam cùng phòng, hoặc dùng nó làm công cụ khoét ngạch, đào tường để trốn khỏi nơi giam giữ. Ngay cả giấy viết cũng có thể được dùng nhai với cơm rồi ngụy trang vào các mạch vữa nhằm che mắt cán bộ quản giáo. Khi thời cơ đến, họ có thể tháo những viên gạch, tạo ra lỗ hổng để chuồn tại liệu cho phòng khác hoặc trốn thoát.
Tuy nhiên, khi ra tòa, tùy thuộc vào tình hình cụ thể, HĐXX có thể cho phép bị can sử dụng giấy bút để ghi chép nhằm giải thích và bào chữa cho chính mình một cách khoa học hơn.
Đối với vấn đề thứ ba (3): Nguyễn Lân Thắng đòi đối chất.
Đối chất là biện pháp điều tra theo tố tụng hình sự được điều tra viên hoặc kiểm sát viên thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã được khởi tố, cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng, nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ, qua đó, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án.
Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về đối chất, theo đó, trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì điều tra viên tiến hành đối chất.
Như vậy, trường hợp của Nguyễn Lân Thắng không cần đối chất, bởi lời khai của Thắng không mâu thuẫn với lời khai của ai. Việc Nguyễn Lân Thắng ra tòa tự bào chữa cho mình, không được coi là đối chất. Luật sư mà dùng từ đối chất ở đây là không phù hợp với các quy định của pháp luật bởi quá trình điều tra đã xong, cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra, và Viện kiểm sát đã có cáo trạng.
Đối với vấn đề thứ tư (4): Xử kín hay xử công khai phụ thuộc vào quy định của pháp luật và Tòa án sẽ quyết định hình thức “Kín” hay “Công khai”.
Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai. Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103, trong đó nêu rõ: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Bị can Nguyễn Lân Thắng bị Công an TP Hà Nội khởi tố về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định tài điều 117 Bộ luật hình sự. Với tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì đương nhiên phải xét xử kín vì liên quan tới bí mật nhà nước.
Như vậy, cả 4 nội dung mà Nguyễn Lân Thắng đòi hỏi (theo bài viết của luật sư Lê Đình Việt đăng trên fanpage của Việt Tân) đều không có cơ sở pháp luật. Tuy nhiên, dự báo là sẽ có những bài viết khai thác sâu vào những nội dung này để công kích cơ quan thực thi pháp luật, tấn công vào nền tư pháp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA