Những luận điệu lố bịch nhằm chạy tội, tô hồng cho Nguyễn Lân Thắng

Người xem: 143

Cuteo@

Nói đến Nguyễn Lân Thắng là người ta nói đến phản tặc, lưu manh và ngông cuồng. Hắn nổi tiếng không phải tài cán gì mà nhờ mánh khóe kiểu “Người đốt đền” và dựa hơi vào danh tiếng của dòng họ Nguyễn Lân để chống phá đất nước.

Sau khi tòa sơ thẩm tuyên Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù giam và 2 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đám RFA, BBC, VOA, tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ… và hàng loạt con buôn dân chủ đã vội vã ngoác mồm ra kêu oan cho Thắng, đồng thời mở chiến dịch tấn công vào hệ thống tư pháp Việt Nam, nhằm hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực tế, cả trước, trong và sau phiên sơ thẩm, đám giẻ rách nói trên đã dọn đường cho dư luận bằng tuyến bài cung cấp thông tin sai lệch, bịa đặt về vụ án để gây sức ép với Tòa và sau đó là mở chiến dịch truyên thông rầm rộ để tô hồng và minh oan cho đối tượng này, đồng thời đả phá phiên tòa, đả phá chế độ chính trị tại Việt Nam.
 
1.Trước tiên, chúng dùng thủ đoạn “cả vú lấp miệng em” để lừa bịp người thiếu hiểu biết pháp luật, chúng cho rằng phiên tòa xử kín là bất hợp pháp, không minh bạch, vì rằng không có gì liên quan đến bí mật nhà nước và Thắng không phải vị thành niên. Thật tiếc là ngay cả vài anh dù khoác áo luật sư, nhưng do nhiễm độc thứ “dzân chủ thiểu năng” nên cũng tán phát thông tin này. 
 
Cần khẳng định, không chỉ có Tòa án ở Việt Nam mới có chuyện xử kín. Ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc và hầu hết các nước đều có quy định này. Ở Việt Nam, quy định về xét xử kín được thể hiện rõ tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 
 

Trong bài viết “Về 4 yêu sách của Nguyễn Lân Thắng“, tôi đã viết, xử kín hay xử công khai là dựa trên những quy định của pháp luật. Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai. Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.

Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103 nêu rõ: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.
 
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
 
Bị can Nguyễn Lân Thắng bị Công an TP Hà Nội khởi tố về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định tài điều 117 Bộ luật hình sự. Với tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì đương nhiên phải xét xử kín vì liên quan tới bí mật nhà nước.
 
Nguyễn Lân Thắng có hành làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước. Do đó có nhiều nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc nên cần thiết xét xử kín. 
 
Mặt khác, xét xử kín nhưng các quyền lợi của Nguyễn Lân Thắng, có luật sư bào chữa và vợ đến dự, tranh tụng thẳng thắn, rõ ràng và minh bạch. Dù án đã tuyên, nhưng Nguyễn Lân Thắng vẫn có quyền kháng cáo. 
 
Nói như thế để thấy, chiêu trò tấn công vào chuyện xử kín là không hiểu gì về pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.
 
2.Thứ hai, chúng bẻ cong ngòi bút để biến những vết đen tội phạm của Nguyễn Lân Thắng thành màu hồng với luận điệu kiểu như, “Nguyễn Lân Thắng hoạt động chủ yếu là bảo vệ chủ quyền biển đảo, làm từ thiện vùng cao, bảo vệ cây xanh và đứng về phía bị hại trong vụ Fomosa xả thải ở miền Trung. Đó không thể là chống Nhà nước mà là chống những cái xấu, cái chưa hoàn thiện của Nhà nước”, “nếu tuyên có án, nghĩa là Chính quyền Việt Nam coi phản biện xã hội ôn hòa cũng là hành vi chống Nhà nước”, hay “bản án của Nguyễn Lân Thắng càng cao, tính trả thù với cá nhân càng lớn nhưng tính chính đáng của chính quyền càng suy giảm”…
 
Một cách trơ trẽn và ngạo mạn, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) ra lệnh, “Nhà cầm quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích blogger nổi tiếng Nguyễn Lân Thắng”; RFA thì quy kết hồ đồ rằng, “Việt Nam đang triệt hạ và bỏ tù một cách có hệ thống mạng lưới các nhà hoạt động chính trị và lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ dám thực hiện quyền của mình để đòi cải cách và cải thiện đất nước”. 
 
Ai cũng biết, khi ra tòa, trước pháp luật thì chỉ trình bày sự việc và những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lũ giẻ rách nói trên đã không làm được cái điều tối thiểu ấy, trong khi lại inh ỏi rằng, Nguyễn Lân Thắng không phạm tội. 
 
Cáo trạng đã chỉ rõ, từ ngày 13/6/2018 đến 31/12/2020, Nguyễn Lân Thắng trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn các trang mạng bằng những thông tin sai sự thật. Nhiều stutus, hình ảnh, video được Nguyễn Lân Thắng đăng tải lên internet là sai lệch với thực tế, có nội dung tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước. Cụ thể, có 11 nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của nhà nước, phỉ báng chính quyền, 8 nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận, 4 nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Bên cạnh đó, Nguyễn Lân Thắng cũng tàng trữ nhiều tài liệu có thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. 
 
Những nội dung này, cả Nguyễn Lân Thắng và Ls bào chữa không thể phản bác vì không thể đưa ra được bất kể một chứng cứ nào để gỡ tội, trong khi các chứng cứ lại quá rõ ràng.
 
3.Cũng trong chiến dịch “Minh oan cho Nguyễn Lân Thắng” và tấn công ồ ạt vào hệ thống tư pháp Việt Nam, một số đối tượng bao biện rằng, Thắng chỉ “phản biện xã hội chứ không chống phá”, qua đó để hợp pháp hóa hành vi chống phá nhà nước của Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn.
 
Xin thưa rằng, tuy rằng có những điểm giống nhau giữa phản biện xã hội và chống phá, nhưng điểm khác nhau là rất rõ ràng. 
 
Phản biện có mục đích làm cho xã hội tốt hơn, nhưng phải có nơi gửi ý kiến và nội dung của nó phải khoanh rõ phản biện chính sách nào, vấn đề gì, cái gì nên bỏ, cái gì nên chỉnh sửa dựa trên những chứng cứ là sự thật chứ không phải ngụy tạo và trong góp ý đó phải góp ý nên xây dựng theo hướng cụ thể nào với mục đích chính là xây dựng. 
 
Trong khi đó, chống phá có mục đích lật đổ chế độ; xuyên tạc thực tế; làm giảm uy tín của nhà nước; hạ thấp danh dự, nhân phẩm, uy tín của lãnh đạo; Xuyên tạc lịch sử dân tộc; cổ súy cho những hành vi chống phá nhà nước…
 
Rõ ràng, những gì Nguyễn Lân Thắng đã làm không thể hiện được đó là chuỗi hành vi phản biện. Trong khi đó tính chống phá lại rất rõ ràng. Nếu là phản biện thì làm gì có chuyện viết bài lên mạng để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những công lai rồi phỉ báng Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nhân quyền ở đâu khi đăng đàn lên Facebook để hả hê trước sự hy sinh của các chiến sĩ khi cứu hộ công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3, đúng không?
 
4.Nói thêm rằng, trong câu chuyện này, có một vài nhân sĩ, trí thức ăn phải bả địch cũng lên mạng bi bô rằng, xét xử Nguyễn Lân Thắng là vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền con người được ghi trong Công ước quốc tế về nhân quyền. Nhận định đó là sai toét, chứng tỏ họ không hề đọc Công ước nhân quyền và nó chỉ chứng tỏ não bộ của họ đang có vấn đề nếu không muốn nói là thiểu năng.
 
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (1966) đã khẳng định việc thực hiện quyền tự do ngôn luận nói riêng và các quyền dân sự, chính trị khác nói chung phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội. Vấn đề này, các anh chị có thể gõ cụm từ “Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị” vào ô tìm kiếm của google để kiểm chứng.
 
Nói trắng ra, không ở một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận để xâm hại lợi ích chung của cộng đồng, kể cả Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Thái Lan… 
 
Vậy nên, đừng mồm loe mép dải để tẩy trắng, rửa tội, minh oan và tô hồng cho Nguyễn Lân Thắng nữa.
 
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản biện mang tính xây dựng của tất cả mọi người. Vậy nhưng ngược lại, với những kẻ chống phá đất nước như Nguyễn Lân Thắng thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với bản án nghiêm khắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *