BPSOS là tên của cái gọi là “Ủy ban cứu trợ người Vượt biển”, là một tổ chức phản động lưu vong, có trụ sở chính tại Falls Church, Virginia và do TS Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành.
Trước ngày 30/4/1975, Nguyễn Đình Thắng từng học Trường Quốc gia hành chính, sau đó là phó quận trưởng hành chính của chính quyền ngụy Sài Gòn.
Năm 1979, Nguyễn Đình Thắng vượt biên, qua nước thứ 3 rồi định cư ở Mỹ. Khi đứng ra thành lập BPSOS, Thắng khoe là mình đã tốt nghiệp ngành cơ khí tại Học viện Massachusset Institute Technology (M.I.T) với học vị tiến sĩ, và đã làm việc cho Hải quân Mỹ suốt 15 năm nhưng nhiều người Việt ở Mỹ biết rõ về Thắng đã nói rằng, Thắng chưa hề đặt chân vào giảng đường M.I.T ngày nào. Tờ Indochina Times xuất bản ở Mỹ, có bài viết khẳng định Nguyễn Đình Thắng chỉ theo học phân khoa “quản trị giáo dục” ở Đại học UCLA, mà là học theo hệ… đào tạo từ xa!
Đầu năm 1980, Nguyễn Ngọc Huy, một thành viên của tổ chức phản động “Đại Việt”, cùng Võ Văn Khiết, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên Đại Việt, đứng ra thành lập cái gọi là “Phong trào thanh niên cách mạng dân tộc Việt”, với sự tham gia của Nguyễn Đình Thắng, Ngô Vương Toại, Nguyễn Văn Cường, Hoàng Cơ Trường (em ruột Hoàng Cơ Minh) và Nguyễn Ngọc Bích. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, phong trào này tan rã vì đấu đá nội bộ, tranh giành miếng ăn.
Vào thời điểm ấy, số người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài khá đông. Một phần trong số đó là những người đã từng làm việc cho chế độ cũ, không thích ứng với cuộc sống mới, phần nữa là những người ra đi vì lý do kinh tế, hoặc đi vì sự tuyên truyền, xúi giục của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài. Nắm bắt cơ hội này, Nguyễn Đình Thắng cho ra đời cái gọi BPSOS mà mục đích không ngoài việc kích động người dân trong nước bỏ đi càng nhiều càng tốt, để Thắng cùng đám tay chân có cớ lu loa rằng, ở Việt Nam không có tự do, nhân quyền, cũng như lợi dụng hai chữ “cứu người”, để vận động quyên góp tiền bạc trong cộng đồng người Việt, xin tài trợ của Quỹ NED (Fund NED) – mà người Việt ở hải ngoại thường gọi mỉa mai là Quỹ “phân”!
Theo báo chí người Việt ở hải ngoại, trong 10 năm từ 1980 đến 1990, ước tính BPSOS của Nguyễn Đình Thắng đã kiếm được hơn 2 triệu USD và số tiền này, ngoài việc ăn chơi nhảy múa, mua nhà, mua xe, mua cổ phiếu, Thắng thuê một chiếc tàu buôn đã gần hết “date” sử dụng, chạy lòng vòng ngoài biển. Hễ gặp được chiếc ghe của người vượt biên nào đó, Nguyễn Đình Thắng cùng tay chân cho quay phim, chụp hình, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đánh bóng cho “ủy ban” và cho cá nhân mình.
Đầu năm 1996, khi nhận ra những người vượt biên hoàn toàn không phải vì lý do chính trị, mà vì kinh tế, nên Cao ủy Liên Hiệp Quốc đã ra quyết định đóng cửa nhiều trại tạm cư ở nhiều quốc gia, Nguyễn Đình Thắng bèn chuyển hướng, nhắm vào những người Việt còn đang nằm trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Hongkong, Malaysia, Indonesia… Tại những trại này, Thắng hứa hẹn rằng chỉ nay mai thôi, “ủy ban” sẽ can thiệp cho tất cả sang Mỹ, Pháp, Đức.
Tuy nhiên, khi biết phần lớn những người này không hội đủ các điều kiện để được đi định cư ở một nước thứ ba, thì Nguyễn Đình Thắng nhân danh BPSOS, gửi thỉnh nguyện thư cho dân biểu, nghị sĩ, nhờ can thiệp. Bên cạnh đó, Thắng lập ra tờ “Mạch sống”, là “cơ quan ngôn luận của ủy ban”, đồng thời lập ra 15 văn phòng chi nhánh ở một số bang trên đất Mỹ mà mục đích không ngoài việc kiếm thêm tiền bằng các dịch vụ như giúp nhập quốc tịch, thuê mướn luật sư kiện tụng, xin “thẻ xanh” (thẻ chứng nhận là thường trú nhân), xin giấy phép làm việc…, nhưng thật ra thì đó chính là nơi tiêu hóa hợp lệ số tiền quyên góp.
Cũng chính vì chuyện quyên góp, mà Nguyễn Đình Thắng cùng những người trong nhóm như Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Linh…, đã “đánh nhau” chí tử trên các phương tiện truyền thông của người Việt ở Mỹ với Lê Thị Tríu, đại diện người Việt ở trại PFAC, Palawan, Phillipines khi Tríu quyên được 2 triệu USD để lập “làng người Việt”.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, khi chiêu bài “BPSOS” không còn ăn khách, Nguyễn Đình Thắng cùng Ngô Thị Hiền “sáng chế” ra cái gọi là “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam” (UBTDTGCVN). “Ủy ban” này liên kết với tổ chức khủng bố Việt Tân của Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Thái Hùng, liên kết với nhóm “dân chủ nhân dân” của Đỗ Thành Công, với tổ chức phản động “Dega” của Ksor Kok.
Bằng cái loa UBTDTGCVN, Thắng, Hiền vu khống chủ trương, chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam qua một số vụ việc như vụ Nguyễn Văn Lý, Huỳnh Văn Ba (tức Thích Thiện Minh), Bùi Thiện Huệ, Nguyễn Hồng Quang, Thích Quảng Độ… Bên cạnh đó các đối tượng này ra sức kích động đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thông qua Ksor Kok, đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Dega tự trị”, xúi giục bà con Tây Nguyên trốn sang Campuchia để BPSOS có cơ kiếm chác từ những cá nhân, đoàn thể hảo tâm.
Một trong những cú lừa ngoạn mục nhất của Ngô Thị Hiền và Nguyễn Đình Thắng là dụ dỗ một số người dân tộc Tây Nguyên như Ra Đê, Sê Đăng, Ba Na…, định cư ở bang North Carolina, Mỹ, đi lên thủ đô Washington với lý do tham quan! Nhưng khi đến nơi, Thắng, Hiền, Ksor Kok dẫn họ đến Đại sứ quán Việt Nam để… biểu tình.
Cũng xin nhắc lại rằng, khi các trại tạm cư ở một số quốc gia Đông Nam Á chuẩn bị đóng cửa, Thắng kêu gọi những thuộc diện không đủ điều kiện đi nước thứ ba, tìm luật sư giỏi về di trú để bảo vệ cho mình, đồng thời dọa nạt rằng, “nếu về Việt Nam sẽ bị đàn áp, bị tra tấn…”. Sau đó, Thắng dụ “Những người bị trục xuất nên thành lập một hội, mỗi người cùng góp tiền vào để chi phí cho việc xin ở lại”. Việc góp tiền chi phí để “xin ở lại” được Ngô Thị Hiền đứng ra nhận trách nhiệm và tuyên bố rằng, “UBTDTGCVN sẽ làm hết sức mình vì tình… đồng bào!”. Nhờ trò lừa gạt này Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn móc được bộn tiền từ những “thuyền nhân” là chính đồng bào mình.
Những năm gần đây, dù bị người Việt ở hải ngoại vạch mặt chỉ đích danh Nguyễn Đình Thắng là tên lừa đảo, nhưng nhiều người vẫn dính bẫy lừa của đối tượng này. Nhưng đáng tiếc hơn cả là vẫn có những quan chức trong chính quyền Mỹ, do thiếu hiểu biết về tình hình Việt Nam, nên đã lên tiếng phụ họa cho Nguyễn Đình Thắng và Ngô Thị Hiền khiến cho cái gọi là BPSOS vẫn ngang nhiên tồn tại chỉ để kiếm tiền trên lưng đồng hương.
Sơ qua như thế để biết Nguyễn Đình Thắng là ai và BPSOS là tổ chức nào. Việc BPSOS lên tiếng về Đường Văn Thái không phải vì yêu mến hay lo lắng gì cho đối tượng này. Cái chính là thông qua đây Nguyễn Đình Thắng đánh bóng cho tổ chức móc túi BPSOS của mình, nhằm mục đích lường gạt tiền bạc của những người trốn sang Thái Lan muốn đi nước thứ ba mà thôi.
Xin nói thêm một chút về Đường Văn Thái bị bắt giữ khi xâm nhập trái phép vào Việt Nam. Đối tượng này trùng tên và địa chỉ quê quán với một Youtuber đang lưu vong ở Thái Lan với tên gọi “Thái Văn Đường”. Đây là đối tượng thường xuyên tán phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt và kích động người dân chống phá chế độ…
Được biết, Đường Văn Thái sinh năm 1982 và có quê quán tại thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Từ năm 2001, Đường Văn Thái tham gia công tác đoàn tại thôn Hà Lâm 3. Năm 2009, Thái làm hợp đồng tại Trung tâm Quỹ đất huyện Đông Anh TP Hà Nội. Năm 2013, Thái thi công chức nhưng không đỗ và xin nghỉ việc.
Từ năm 2016 đến 2017, Đường Văn Thái theo học Thạc sĩ Quản lý đất đai tại Seoul, Hàn Quốc. Từ cuối năm 2017, Thái Văn Đường về nước trú ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA