Ong Bắp Cày
Liên tiếp trong hai ngày, 8/3 và 9/3/2023, tổ chức khủng bố Việt Tân đăng bài viết của tay Trọng Nhân Nguyễn nào đó, dựa trên số liệu xếp hạng của CEOWorld Magazine (Hoa Kỳ) về các quốc gia tốt nhất thế giới dành cho phụ nữ. Theo bảng xếp hạng của CEOWorld Magazine vào năm 2021, Việt Nam đứng thứ 88/156 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho phụ nữ. Dựa vào dố liệu móc cống vô căn cứ này, Trọng Nhân Nguyễn viết rằng, “Top các quốc gia đáng sống nhất cho phụ nữ, không có Việt Nam”.
Để phụ họa cho luận điệu nói trên, Trọng Nhân Nguyễn còn mỉa mai rằng, Việt Nam “luôn có trào lưu tôn vinh và tặng hoa trong các ngày như 8/3 và 20/10” rồi lại đặt câu hỏi “Nhưng Việt Nam có phải là nước đáng sống cho phụ nữ không”. Sau khi đăng lại cái danh sách 10 quốc gia đứng đầu, Trọng Nhân Nguyễn viết rằng, “Riêng Việt Nam thì xếp hạng 88, Trung Quốc hạng 95 và Bắc Hàn hạng 102. Nghĩa là xếp áp chót và chỉ hơn các vương quốc cộng hòa củ chuối ở Châu Phi. Điều đó tuy không tệ nhất nhưng cũng không có gì để tự hào”.
Trên thực tế, có nhiều tổ chức trên thế giới làm công việc đánh giá xếp hạng kiểu như CEOWorld Magazine, chẳng hạn như US News & World Report, Global Wealth Migration Review, New World Wealth, Nestpick… nhưng kết quả thì khác nhau một trời một vực bởi tiêu chí đánh giá, dữ liệu được thu thập và mục đích của việc đánh giá xếp hạng là khác nhau. Do đó, người ta không thể kiểm chứng về tính chính xác và nếu ai đó căn cứ vào mục đích kinh doanh của tổ chức đó thì rất không nên tin.
Quan điểm của người viết thì nơi đáng sống dành cho phụ nữ chắc chắn không phải chỉ là nơi có cảnh đẹp thần tiên để phụ nữ chỉ ở đó để sống đời sống sinh vật, mà phụ nữ phải được sống trong một xã hội bình đẳng, được tôn trọng, được quan tâm đến mọi mặt và bản thân họ được phải được cống hiến bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội để tạo ra của cải vật chất, để trở thành con người có ích.
Trở lại vấn đề, theo đánh giá của các chuyên gia về giới và bình đẳng giới, bảng xếp hạng của CEOWorld Magazine là không chính xác, đã làm méo mó và tạo ra góc nhìn lệch lạc về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở nước ta nhằm mục đích bôi nhọ chế độ và kích động người dân có phản ứng xấu với chính quyền.
Khi bài viết được Việt Tân đăng tải, đã có nhiều ý kiến khác nhau, công nhận có, phản bác cũng có, trong đó có rất nhiều ý kiến cho rằng, bài viết hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác phụ nữ.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác phụ nữ luôn được Chính phủ Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt, trong đó nội dung bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới được đặt lên hàng đầu. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ để nam, nữ bình quyền đã được quan tâm từ rất sớm và khẳng định nhất quán từ Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều thể hiện rõ quyết tâm thực hiện chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam. Những năm qua, Việt Nam liên tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới.
Chúng ta đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Liên hợp quốc cùng nỗ lực để đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em gái. Việt Nam nhận thức rõ các vấn đề về giới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi số. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực mới mẻ này.
Đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa cam kết quốc tế về quyền con người, thúc đẩy bình đẳng giới. Bảo đảm nhân quyền luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Đây cũng chính là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại phiên họp cấp cao, khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra ngày 27-2-2023 tại Thụy Sĩ. Năm 2023, hưởng ứng chủ đề toàn cầu của Ngày quốc tế phụ nữ là đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm phá bỏ rào cản và trao quyền cho phụ nữ một cách toàn diện trong lĩnh vực công nghệ.
Thực tế là, ngày càng có thêm nhiều phụ nữ Việt Nam khẳng định được vị thế, vai trò của họ trong xã hội, có đóng góp lớn lao cho gia đình, cộng đồng, xã hội. Phụ nữ Việt Nam đã tự tin tham gia ngày một nhiều trong hệ thống chính trị. Đã có nhiều phụ nữ là Phó chủ tịch nước, là Chủ tịch Quốc hội, là Bộ trưởng, thứ trưởng của các Bộ Ngành, là các doanh nhân thành đạt, là các nahf khoa học nổi tiếng được thế giới vinh danh…. Đó là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.
Đánh giá của LHQ cho thấy, Việt Nam đứng thứ tư ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỷ lệ nữ tham gia cơ quan dân cử.
Việt Nam đồng thời trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động. Cụ thể, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 30%, Việt Nam đã cao hơn so với mức trung bình 25,5% của thế giới. Theo thống kê, hiện ở Việt Nam phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình, nuôi dạy con. Câu nói “giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành tuyên ngôn của phụ nữ Việt Nam. Họ đã tham gia tích cực trên tất cả lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự – quốc phòng, văn hóa, xã hội. Họ đã tỏa sáng trước bạn bè quốc tế, khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển, vươn xa của đất nước. Điều đó đã được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Cũng có một thực tế không thể chối cãi là, Việt Nam luôn quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ của Liên hợp quốc được Việt Nam hoàn thành sớm nhất trong số các quốc gia thành viên. Có được thành quả đó là nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm qua Việt Nam theo đuổi. Các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, chúng ta đang nỗ lực thực hiện. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ, trẻ em gái phát triển toàn diện và phát huy vai trò của mình trong xã hội.
Những luận điệu cho rằng ở Việt Nam, quyền phụ nữ bị tước đoạt hay phụ nữ không ý thức được quyền của mình là những đánh giá thiển cận và hết sức phi lý. Những luận điệu xuyên tạc đó chỉ nhằm mục đích phủ nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ. Quyền của phụ nữ Việt Nam trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là bình đẳng và ưu tiên.
Cuối cùng, việc phụ nữ Việt Nam có hạnh phúc khi ở đất nước mình hay không thì Tổ chức khủng bố Việt Tân với những luận điệu xằng bậy, với bản chất phản dân hại nước, hoàn toàn không có tư cách để nhận xét, đánh giá thay cho những người mẹ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức