Bài viết cuả Chuyên gia Google.tienlang: CÁC NỮ TIẾP VIÊN KHÓ THOÁT ÁN TỬ HÌNH NẾU XEM XÉT TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ VỤ “Maria Dapirka – Мария Дапирка”
Bốn nữ tiếp viên hàng không vừa bị tạm giữ hình sự (người mặc áo vàng là Tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ)
Vụ cơ quan chức năng phát hiện có 8.400 gram viên nén và 2.080 gam ma tuý dạng bột trong hành lý của 4 nữ tiếp viên thuộc hãng bay Vietnam Airlines đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Bốn tiếp viên này gồm tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ cùng 3 nữ tiếp viên Võ Tú Quỳnh, Trần Thị Thu Ngân, Đặng Phương Vân.
Cụ thể, trong hành lý của Số ma túy trong hành lý tiếp viên Đặng Phương Vân 4 kg (gồm 2.020 gam thuốc lắc và 2.000 gam chất bột màu trắng); của tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy là 3,18 kg (gồm 43 hộp kem đánh răng có chữ “Signal Expert White”, 31 hộp dạng viên nén màu xám có trọng lượng khoảng 2,18kg và 12 hộp dạng bột màu trắng có trọng lượng khoảng 1kg); tiếp viên Võ Tú Quỳnh chứa tổng cộng 3,18 kg ma túy (gồm 43 hộp kem đánh răng có ghi chữ “Signal Expert White”, trong đó có 31 hộp dạng viên nén màu xám có trọng lượng khoảng 2,18kg và 12 hộp dạng bột màu trắng có trọng lượng khoảng 2,18kg. khoảng 1kg); hành lý của tiếp viên Trần Thị Thu Ngân chứa ít nhất là 0, 78 kg methamphetamine.
I. Báo chí đã “mớm lời” có hại cho các nữ tiếp viên.
Lướt trên các tờ báo lớn hôm nay, kể cả VietNamNet đều có đăng phát biểu của Ls Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) và Ls Nguyễn Văn Tuấn (Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội )
Cả hai vị Ls này đều khẳng định “Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật, nhưng người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chỉ có thể bị xử lý hình sự nếu người đó biết rõ đây là chất ma tuý. Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được những người này biết rõ những tuýp đánh răng này là chất ma túy thì không đủ căn cứ để xử lý hình sự với họ, tức là họ vô tội!”
Tất nhiên, lời khẳng định trên của hai vị Ls trên là hoàn toàn đúng pháp luật, nhưng chỉ đúng với … lý thuyết! Cả 4 tiếp viên hàng không hiện đã được tạm giữ hình sự nên chắc không đọc được các bài báo của luật sư. Song những lời khẳng định trên của luật sư, bằng nhiều con đường khác nhau, chắc sẽ đến tai các tiếp viên. Lời của Ls trên sẽ thúc giục các tiếp viên “ngậm miệng ăn tiền”, chả việc gì phải khai báo. Như vậy, Báo chí đã “mớm lời” có hại cho các nữ tiếp viên.
Trong khi đó, không hiểu vì bản báo hay vì luật sư, bài báo không hề nói đến những quy định rõ ràng trong luật pháp về những tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ không chỉ là sự cụ thể hóa nguyên tắc nhân đạo, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự mà còn thể hiện được nội dung nguyên tắc cá thể hóa hình phạt – nguyên tắc đặc thù của luật hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015 đã có sự sửa đổi bổ sung trên cơ sở kế thừa phần lớn các quy định trước đó của BLHS năm 1999. Cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 bao gồm 22 tình tiết, tăng 4 tình tiết so với quy định trước đây tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 là 18 tình tiết. Bốn tình tiết giảm nhẹ được bổ sung trong BLHS năm 2015 được quy định tại các điểm đ, l, p, x khoản 1 Điều 51. Bên cạnh đó, một số tình tiết giảm nhẹ của BLHS năm 1999 đã được sửa đổi trong BLHS năm 2015.
Liên quan đến 4 tiếp viên hàng không hiện nay, bản thân họ và người thân của họ cần được đặc biệt tư vấn về Điều 51 BLHS Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải” quy định tại điểm s khoản 1, mặc dù vẫn giữ nguyên nội dung như quy định trước đây trong BLHS năm 1999, nhưng với việc sửa đổi trong BLHS năm 2015 cách áp dụng tình tiết này đã có sự thay đổi. Để được giảm nhẹ, người phạm tội chỉ cần thỏa mãn một trong hai điều kiện: thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải. Thành khẩn khai báo được hiều là trường hợp người phạm tội đã tự nguyện khai báo rõ ràng, chính xác về toàn bộ hành vi phạm tội của mình và những người đồng phạm khác. Ăn năn hối cải được hiểu là người phạm tội sau khi thực hiện hành vi cảm thấy day dứt, thể hiện thái độ hối hận của mình vì đã thực hiện tội phạm, đồng thời thể hiện mong muốn cải tạo tốt để sửa chữa lỗi lầm thông qua việc chấp hành pháp luật, tích cực lao động, sản xuất,…Tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ phản ánh được khả năng cải tạo của người phạm tội, cũng là tình tiết cụ thể hóa tinh thần của điểm d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 “Khoan hồng đối với người tự thú,…thành khẩn khai báo,…ăn năn hối cải,…”.
– Tình tiết quy định tại điểm t khoản 1 “người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án”. Mặc dù không phải là tình tiết giảm nhẹ mới, nhưng tình tiết này vẫn được sửa đổi về mặt kỹ thuật, không làm thay đổi mà giúp diễn đạt rõ ràng hơn nội dung của tình tiết, đồng thời thể hiện sự thống nhất, đồng bộ trong việc sửa đổi các tình tiết giảm nhẹ trong BLHS năm 2015. Để được coi là “tích cực giúp đỡ”, người phạm tội phải cung cấp bằng chứng, tài liệu, tin tức cho cơ quan có trách nhiệm hoặc thực hiện đúng các yêu cầu của các cơ quan đó. Việc làm của người phạm tội đã giúp các cơ quan có trách nhiệm phát hiện ra tội phạm hoặc điều tra tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào hiệu quả từ việc cung cấp thông tin, tài liệu trong việc phát hiện hoặc điều tra tội phạm.
– Điểm v khoản 1 quy định tình tiết “người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”. Tình tiết này là sự kế thừa của BLHS năm 2015 với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999. Tình tiết này được áp dụng trong trường hợp người phạm tội đã được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen của Chính phủ hoặc nhiều năm là chiến sĩ thi đua, được phong danh hiệu anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân,…hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn.
– Tình tiết “người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ” (điểm x khoản 1) là tình tiết mới,lần đầu được ghi nhận trong BLHS năm 2015. Tình tiết này trước đây thường được áp dụng với tư cách là tình tiết giảm nhẹ thuộc khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999, nay được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ chính thức tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Đây là tình tiết thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội là những đối tượng đặc biệt, là người có công với Cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Cụ thể, nguyên văn Điều 51 Bộ luật Hình sự như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
II. Vận chuyển 100 gam heroin trở lên là … Tử hình!
Theo quy định Khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi bởi Khoản 67 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
Đối với hành vi vận chuyển trái phép Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA thì khối lượng là 100 gam trở lên có thể sẽ bị tử hình; đối với hành vi vận chuyển ma túy thể rắn (lá cây côca, lá khát, lá, rễ, thanh, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy, quả thuốc phiện khô, tươi và các chất ma túy khác ở thể rắn) thì với khối lượng 300 gam trở lên có thể sẽ bị tử hình.
Việc quyết định hình phạt cụ thể đối với từng hành vi phạm tội không chỉ dựa trên quy định khung hình phạt của tội Vận chuyển trái phép chất ma túy mà còn cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa. Do đó, ngay cả khi người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyển trái phép khối lượng ma túy theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự thuộc trường hợp áp dụng khung hình phạt thứ tư thì cũng có thể chưa chắc đã là hình phạt tử hình, cụ thể như trường hợp đã xét xử tại Tp Hồ Chí Minh năm 2018 là vụ án với cô gái Nga Dapirka Maria -Мария Дапирка
III. Tại sao Dapirka Maria -Мария Дапирка thoát án Tử hình?
Chuyện như trong phim “Bangkok-Hilton”
– Đây có phải là hành lý của cô không?
– Vâng!
– Có ai tặng quà hay bưu phẩm cho cô không?
-Không!
– Bạn đã tự mình đóng gói hành lý chứ?
– Đúng.
– Có lúc nào cô để hành lý ngoài tầm mắt của mình không?
– Không, tôi không có.
– Tôi, Thiếu tá Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, buộc tội cô vận chuyển trái phép một chất bị cấm, cụ thể là heroin, với số lượng vượt quá 140 gram. Phù hợp với nhiệm vụ của mình, tôi xin thông báo với cô rằng hình phạt cho tội này là tử hình.
Tất nhiên, phim “Bangkok-Hilton” là câu chuyện điện ảnh. Tuy nhiên, để làm phim bom tấn như vậy, nhà làm phim chắc chắn phải có sự tư vấn của chuyên gia về pháp luật của Thái Lan. Đọc đoạn đối thoại trên, ta thấy luật pháp Thái Lan chỉ cần xác định đúng hành lý của chủ sở hữu; người sở hữu tự đóng gói hành lý; chủ sở hữu luôn để hành lý trong tầm mắt của mình. Vượt quá 140 gram heroin, thế là, … a lê hấp: Tử hình!
“Ngày 23 tháng 8 năm 2014, đoạn đối thoại trên đã được lặp lại nhưng không phải trong phim ảnh mà là ở ngoài đời thực. Bối cảnh không phải ở Bangkok, mà là ở sân bay Tân Sơn Nhất, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. “Vai” nữ chính cũng không phải là người đẹp Nicole Kidman, mà là một bạn gái cũng khá xinh đẹp người Nga là Maria Dapirka. Trong quá trình khám xét trong vali của Maria, người ta tìm thấy một gói có chất bột màu trắng nặng 0,93 kg ở bên trong cuốn tạp chí. Ngoài ra, trong một vali có hai đáy, các nhân viên hải quan tìm thấy hai túi chất bột màu trắng có trọng lượng 1,87 kg (tổng cộng gần 3kg). Kiểm tra cho thấy chất bột màu trắng là cocaine…”
Tòa án, nơi phán quyết được tuyên đã bị hoãn hơn một lần, một lần nữa được lên lịch vào ngày 30 tháng 8 năm 2017, nhưng vẫn bị hoãn. Hẳn là các vị thẩm phán đã vô cùng khó khăn để đưa ra bản án.
Ngày 5/8/2018, vụ án chính thức được đưa ra xét xử, Phía công tố đề nghị án Tử hình. Bào chữa cho bị cáo, luật sư nêu ra hướng dẫn tại điểm 3.5 Nghị quyết 01/2001 của TAND Tối cao nêu “người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng nếu người phạm tội chỉ là người giúp sức, do nể nang tình cảm, bị cưỡng bức hoặc vì hám lợi nhất thời… mà tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý hộ thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn để toà xem xét.”
Cuối cùng, Hội đồng Xét xử TAND Tp Hồ Chí Minh đã tuyên án Chung thân với Dapirka Maria -Мария Дапирка.
Ảnh: Dapirka Maria-Мария Дапирка không thể che giấu niềm vui khi nghe Tòa tuyên án.
Theo HĐXX, lượng ma túy bị cáo vận chuyển là rất lớn, đáng lẽ tòa áp dụng mức án tử hình như đề nghị của VKS. Tuy nhiên, bị cáo thành khẩn khai báo, là nạn nhân trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, nên tòa xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Để xác định tình tiết “thành khẩn khai báo” của Dapirka Maria -Мария Дапирка, chúng tôi cho rằng cơ quan điều tra và các thẩm phán HĐXX phiên toà này cũng đã xem những trang nhật ký của cô trước ngày bị bắt giữ; tham khảo các bức thư mà cô gửi về cho cha mẹ, cho bạn bè về dự định chuẩn bị về Nga để làm đám cưới… Maria chia sẻ trên mạng xã hội: “Thái Lan là thiên đường –“ Chỉ có biển, chỉ có gió, chỉ có hạnh phúc ở phía trước, ”– cô viết.
Trở lại vụ án 4 cô tiếp viên hiện nay: CÔ THẤP NHẤT CŨNG 8 ; CÔ CAO NHẤT 40 CÁI ÁN TỬ!
Báo VietNamNet cho biết: “Khi làm việc với cơ quan chức năng, 4 nữ tiếp viên hàng không tỏ ra bàng hoàng, bất ngờ trước sự việc. Cả 4 người khai, khi ở Pháp có một người chưa rõ lai lịch đã tiếp cận, nhờ nhóm xách tay một số hàng hoá về nước, trả công 10 triệu đồng.
Nhóm nữ tiếp viên đã mở một số hộp xem thử, thấy là kem đánh răng bình thường nên đã nhận chuyển hàng. Hiện, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an TP.HCM đã tiếp nhận người cùng tang vật để mở rộng điều tra.”
Google.tienlang cùng cộng đồng mạng nói chung thấy rằng không thể tin lời khai trên đây. Cả bốn tiếp viên, người ít tuổi nhất cũng đã 27 tuổi; lớn nhất đã 37 tuổi (tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ). Cả 4 người đã nhiều năm làm tiếp viên hàng không. Năm nào Hãng bay cũng đều có sát hạch nghiệp vụ, trong đó đã nhắc đi nhắc lại quy định nghiêm cấm của pháp luật đối với thành viên Tổ bay “mang hộ hàng hoá cho người khác”, thậm chí trước từng chuyến bay, Hãng bay đều yêu cầu các thành viên tổ bay ký cam kết về điều này. Tại sao các tiếp viên lại vi phạm? Hơn nữa, lại “mang hộ” hàng hoá của một người “không quen biết”? Mà sự “mang hộ” này lại được trả tiền 10 triệu đồng” thì không còn là “mang hộ” nữa mà là “mang thuê”. Nếu “Nhóm nữ tiếp viên đã mở một số hộp xem thử, thấy là kem đánh răng bình thường…” thì tại sao các cô không đặt ra những nghi vấn: Ở Việt Nam thiếu gì kem đánh răng chất lượng không hề thua kém kem Pháp, vậy mà “người không quen biết” này lại phải thuê vận chuyển kem đánh răng về Việt Nam? Vài kg kem đánh răng mà phải thuê 10 triệu đồng? Hẳn tại Pháp cũng có dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hoá về Việt Nam? Phí dịch vụ hẳn không đến 10 triệu?
Ảnh: Túi bột màu trắng chẳng lẽ là bột mỳ Pháp? Viên nén màu xám chẳng lẽ là viên ngậm ho bạc hà?
Và ngoài kem đánh răng thì hàng hoá này còn có những hộp, túi bột màu trắng. Các cô có hỏi người gửi là bột gì hay không? Chẳng lẽ là bột mỳ Pháp? Còn các viên nén màu xám, chẳng lẽ là các viên “ngậm ho bạc hà”?
Với tuổi đời, tuổi nghề như các cô, các cô buộc phải biết số hàng hoá này không phải là hàng thông thường, mà là hàng quốc cấm. Vậy mà các cô vẫn cố ý nhận vận chuyển. Lời khai ban đầu của các cô không có gì gọi là “thành khẩn khai báo”!
Ngoài ra, Google.tienlang cho rằng trong vụ này cơ quan điều tra và HĐXX phải áp dụng ít nhất là 1 tình tiết tăng nặng: “Phạm tội có tổ chức”. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52, có thể hiểu phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Xem Điều 52 BLHS tại link
Từ những phân tích trên, Google.tienlang cho rằng 4 tiếp viên khó thoát ản Tử hình là: Đặng Phương Vân với số ma tuý vận chuyển 4 kg (gồm 2.020 gam thuốc lắc và 2.000 gam chất bột màu trắng); của tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy là 3,18 kg (gồm 43 hộp kem đánh răng có chữ “Signal Expert White”, 31 hộp dạng viên nén màu xám có trọng lượng khoảng 2,18kg và 12 hộp dạng bột màu trắng có trọng lượng khoảng 1kg); tiếp viên Võ Tú Quỳnh chứa tổng cộng 3,18 kg ma túy (gồm 43 hộp kem đánh răng có ghi chữ “Signal Expert White”, trong đó có 31 hộp dạng viên nén màu xám có trọng lượng khoảng 2,18kg và 12 hộp dạng bột màu trắng có trọng lượng khoảng 2,18kg. khoảng 1kg); và cô tiếp viên Trần Thị Thu Ngân, có số ma tuý vận chuyển ít nhất cũng đã là 0,78 kg, tức gần 800 gam methamphetamine, tương đương 8 cái án tử hình!
Google.tienlang cho rằng, trong vụ án này, Luật sư cùng thân nhân các cô hãy động viên các cô kiên trì, “còn nước còn tát”, hãy cố gắng tìm được nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS để HĐXX có thể chuyển từ Tử hình sang Chung thân như trường hợp của Dapirka Maria -Мария Дапирка. Tất nhiên là cực kỳ khó!
Chúc các cô tiếp viên may mắn và luôn nuôi hy vọng. Hãy nhìn về tương lai tươi sáng, đẹp đẽ như các cô tiếp viên hàng không Việt Nam.
Tác giả: Đồng Thị Kim Thanh- Chuyên gia pháp luật của Google.tienlang.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố