Đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực?

Người xem: 184

Lâm Trực@  
 
Xuyên tạc bản chất vụ các vụ án hình sự để mạ lị chính quyền, tấn công vào chế độ chính trị của ta là thủ đoạn thường xuyên được đám dzân chủ cuội lựa chọn. Một trong số các vụ được chúng chọn mặt gửi vàng trong thời gian gần đây là các vụ án về sai phạm tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.  
 
Theo thông tin mới nhất, tính cho đến chiều 28/3/2023, Cục Cảnh sát hình sự và công an 32 địa phương đã khởi tố 64 vụ án, 506 bị can về 7 tội danh gồm: Môi giới hối lộ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua, bán, trao đổi hoặc tặng các công cụ thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính mạng viễn thông hoặc mạng điện tử của người khác; che giấu tội phạm. Đây chính là loạt vụ án mà các đối tượng xấu đã ra sức xuyên tạc bản chất để tuyên truyền các thông tin sai lệch.
 
Bên cạnh việc đổ lỗi cho chế độ chính trị hiện tại là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, thì các đối tượng cũng tập trung tấn công trực diện vào ngành Công an với luận điệu: “Bộ công an đã bước được 1 chân vào đăng kiểm” để rồi kết luận, bản chất “phòng chống tham nhũng chính là đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực, tranh giành lợi ích, cụ thể là Bộ Công tranh giành việc quản lý các Trung tâm đăng kiểm của Bộ GTVT”. Đây là luận điệu sai trái, thù địch nhằm trực diện vào ngành công an.
 
Không khó để nhận ra rằng, các vi phạm pháp luật tại các Trung tâm đăng kiểm là có thật, diễn ra trong thời gian dài, rất nghiêm trọng với số bị can cực lớn ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, khiến người dân bức xúc. Do đó, bất kỳ thông tin nào liên quan đến đăng kiểm đều nhận được sự chú ý của cộng đồng và kẻ xấu đã lợi dụng câu chuyện này để tán phát các thông tin không đúng sự thật nhằm vào chính quyền, chế độ, và đặc biệt là tấn công trức diện vào lực lượng công an. 
 
Trước hết, các sai phạm tại các Trung tâm đăng kiểm không phải do chế độ chính trị của ta, bởi tham nhũng, tiêu cực là sản phẩm của quyền lực đã bị tha hóa mà bất cứ thể chế chính trị nào cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân trực tiếp chính là do sự thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, sự buông lỏng quản lý của cấp có thẩm quyền và một phần đến từ việc khôn lỏi của một bộ phận người dân có nhu cầu đăng kiểm. Và tất nhiên, khi có vi phạm pháp luật thì phải được điều tra xử lý.
 
Việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật là hoàn toàn bình thường, bởi đó là chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân, được quy định rất rõ tại điều 15 và điều 16 của 16 Luật Công an Nhân dân 2018.
 
Nếu như luận điệu của các nhà dzân chủ thì điều tra tội phạm tham nhũng là tranh giành quyền lực, thì họ sẽ trả lời như thế nào khi công an điều tra đại án Việt Á, điều tra vụ chuyến bay giải cứu, hay điều tra vụ địa ốc Alibaba, điều tra vụ tiêu cực trong mua sắm thiết bị giáo dục…? Không lẽ đó cũng là tranh giành quyền lực?
 

Nếu như các nhà Dzân chủ cuội cho rằng việc Bộ Công an chi viện CSGT cho các Trung tâm đăng kiểm là “bước một chân vào đăng kiểm” là “muốn quản lý đăng kiểm” thì họ sẽ trả lời như thế nào khi mà Bộ Quốc phòng cũng chi viện các đăng kiểm viên cho các Trung tâm này? Không lẽ đó cũng là tranh giành quyền lực?

Hỏi tức đã trả lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *