Một trong những chiêu trò chống phá của các thế lực phản động, thù địch và những đối tượng cơ hội chính trị về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là luận điệu bịa đặt, xuyên tạc đến mức lố bịch. Và đứng đầu trong những phần tử bất hảo này là “the 88 Project” hay còn gọi là “Dự án 88”.
Bằng chứng là mới đây, tổ chức quái thai này đã phát tán bài viết có tựa đề: Tổ chức the 88 Project tố cáo Cộng sản Việt Nam tiếp tục bóp nghẹt tự do báo chí tại Việt Nam. Nội dung bài viết này không chỉ là những thông tin sai sự thật, mà còn hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn và vô cùng trơ tráo.
Tại sao tổ chức này lại chống phá Việt Nam đến mức điên khùng như vậy? Câu trả lời là bởi nó là sản phẩm do chính các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựng lên nhằm tuyên truyền cho cái mà chúng tự gọi là “hỗ trợ tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến ôn hòa ở Việt Nam”. Từ khi xuất hiện vào năm 2018 đến nay, tổ chức của những kẻ vong nô bẩn thỉu này chuyên lợi dụng internet qua các website và mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Việt Nam. Mục đích của chúng là nhằm lưu trữ thông tin về những đối tượng đã bị tòa án nhân dân tuyên án về các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Văn Hóa… mà chúng hay gọi là “tù nhân chính trị” hoặc “tù nhân lương tâm”. Với bản chất này, không ít người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định rằng “Dự án 88” thực chất chỉ là cánh tay nối dài của VOICE, một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Vẫn với trò con hát mẹ khen hay, ngay sau khi “the 88 Project” phát tán bài viết nêu trên thì các trang mạng xã hội của tổ chức mẹ là Việt Tân đã vào hùa rồi đồng thanh la hét lên rằng: “…Tạp chí thời sự chính trị Diplomat có bài viết vạch trần Cộng sản Việt Nam tiếp tục siết cổ tự do báo chí tại Việt Nam… Diplomat cũng liệt kê ra hàng loạt vụ bắt bớ, đàn áp các nhà báo độc lập tại VN trong thời gian gần đây như: Bỏ tù bà Trần Thị Tuyết Diệu ở Phú Yên; bỏ tù ba người đứng đầu Hội nhà báo độc lập là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn; bắt bà Phạm Đoan Trang ở Sài Gòn, bắt nhà truyền thông độc lập Lê Trọng Hùng ở Hà Nội, bắt ông Trần Quốc Khánh ở Ninh Bình; bắt ông Trương Châu Hữu Danh ở Long An và ba cộng tác viên nhóm “báo sạch” của ông là Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo…”.
Tất nhiên, để tô son trát phấn cho những thành phần phản quốc hại dân nêu trên, “the 88 Project” đã xuyên tạc rằng: “Để hợp pháp hóa những việc bắt giam, bỏ tù, nhà cầm quyền luôn khép họ vào những tội danh nhất định. Thế nhưng những tội danh này được dư luận cũng như giới luật sư đã từng tố cáo là rất mơ hồ, chung chung như “Tuyên truyền chống nhà nước…,” “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” thậm chí cả tội “Hoạt động lật đổ…” mà bản án có thể lên đến tử hình, dù người ta chỉ viết những điều nào đó ngược với sự tuyên truyền của nhà cầm quyền. Trong khi đó, những người bị bắt và bỏ tù là những người làm truyền thông độc lập, sử dụng mạng xã hội để đưa thông tin thời sự xã hội, hoặc bình luận về các vấn đề liên quan, trực tiếp đến người đọc, người nghe trên Facebook, YouTube, không qua sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN”…
Thâm hiểm, độc ác và bỉ ổi hơn, sau khi đã bịa đặt nhằm phủ nhận tất cả tội lỗi của những kẻ nêu trên, “the 88 Project” còn ngang nhiên quy chụp rằng: “Các vụ bắt giữ những người hoạt động truyền thông độc lập là một phần của tình trạng ngày càng tồi tệ về quyền tự do phát biểu tại Việt Nam… Các nhà báo độc lập, những người vận động dân sự dùng mạng xã hội để tổ chức chống đối các luật lệ đi ngược lại quyền lợi của dân, vận động chống tham nhũng, chống tàn hại môi trường. Thế nhưng vào đầu năm 2019, Luật An ninh mạng của Cộng sản Việt Nam có hiệu lực, trong đó, nhà cầm quyền buộc các công ty dịch vụ Internet phải giao nộp các dữ liệu, thông tin cá nhân khách hàng để nhà cầm quyền sử dụng làm tài liệu bỏ tù công dân”.
Trước hết cần khẳng định rằng, quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn nói xấu hay bịa đặt, xuyên tạc hoặc vu khống về ai đó cũng đều được.
Hơn nữa, pháp luật Việt Nam quy định rõ: Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Do đó, ở Việt Nam không có khái niệm “nhà báo độc lập” hay “nhà báo tự do”. Về tự do báo chí, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đạt chuẩn về tiêu chí này. Hiện nay, Việt Nam có hơn 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong 816 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử, 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình với tổng 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt ở Việt Nam. Bằng chứng là tỷ lệ dân số sử dụng internet ở thời điểm đầu năm 2022 là 72,1 triệu người, khoảng 73,2% dân số. Trong khi đó, tỷ lệ dân số sử dụng internet của thế giới hiện nay là 58,4%.
Từ thực tế nêu trên cho thấy, trong thời kỳ bùng nổ thông tin trên internet và mạng xã hội, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, trắng trợn, thâm độc và bỉ ổi. Với chiêu bài “vừa ăn cướp vừa la làng”, chúng không thay đổi mục tiêu chống phá, không ngừng xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” khi xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật. Nhưng chúng đã và sẽ luôn thất bại, bởi chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam là một thứ văn hóa thấm sâu từ ngàn năm lịch sử, không gì có thể chia rẽ hay phá hoại được. Vì thế, chúng càng chống phá thì người dân Việt Nam ngày càng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường dân chủ, thành tựu nhân quyền, không gian thông tin an toàn, lành mạnh.
***
Nguồn: Nhật Minh
Nguồn: Nhật Minh
Tin cùng chuyên mục:
TikToker nổi tiếng ‘Nam Birthday’ bị khởi tố vì hành vi chống người thi hành công vụ
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc