Cuteo@
Nói gì thì nói, kể từ khi chính quyền Hà Nội đưa hầm chui Lê Văn Lương vào hoạt động thì bất kể ai cũng có thể thấy rằng, đã không còn tình trạng ùn tắc giao thông nhất là vào giờ cao điểm ở ngã tư Lê Văn Lương Khuất Duy Tiến nữa. Từ ngã tư này, đi vào trung tâm thành phố hoặc ra ngoại ô (phía Dương Nội) hoặc rẽ trái đi Mai Dịch, rẽ phải đi Linh Đàm đều cực kỳ thông thoáng.
Về mặt cảnh quan, đường phố thoáng đãng, sạch sẽ, văn minh và gần như không còn tình trạng va chạm giữ các phương tiện khi tham gia giao thông.
Đó là chưa kể đến những lợi ích về sức khỏe cho người dân sống ở khu vực này, và người dân tham gia giao thông và cũng chưa tính đến những khoản “tiết kiệm” tiền xăng xe khi phải nổ máy nhích từng ly từng tí.
Thực tình mà nói, tôi không hiểu vì sao có người lại đặt vấn đề rằng, “Các hầm chui liệu có đang đặt… nhầm hướng?”. Cái lợi đã thấy, vậy thì nhầm hướng chỗ nào?
Bài viết của VOV có vài câu hỏi:
– Câu 1: “Thưa ông, nhiều hầm chui của Hà Nội sau khi thông xe thì nút giao vẫn ùn tắc. Vậy có hay không khả năng là những hầm chui này bị đặt sai hướng?”
– Câu 2: “Thiết kế hầm hiện hữu và sắp tới, các hầm chui đều trên hướng cửa ngõ vào trung tâm, làm cho luồng xe đổ dồn vào trung tâm nhanh hơn. Theo ông, điều này có hợp lý không?”
– Câu 3: “Vậy, hầm chui liệu có phải giải pháp tối ưu để giảm ùn tắc ở các nút giao đồng mức hay không khi chi phí đầu tư lớn mà hiệu quả giảm ùn tắc còn hạn chế?”
Rõ ràng, những câu hỏi trên của bạn báo có vẻ như là để định hướng cho người được phỏng vấn. Tôi chỉ là người dân sống gần ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến, phải hàng ngày đi làm qua ngã tư này và cảm nhận được sự thay đổi tích cực khi hầm chui được đưa vào sử dụng. Tôi dám khẳng định, người dân rất vui mừng vì điều đó. Xin được giải thích vài điều:
Thứ nhất, về bức ảnh ở đầu bài với chiều vào thành phố đông xe còn chiều ra không có ai: Các chiều ra vào sẽ có bên đông bên thưa người, nó phục thuộc vào giờ đi làm của người dân. Bạn báo lấy ảnh hôm thông hầm vào buổi sáng, người dân vào thành phố làm việc nên đông, Bạn báo không có ảnh chụp buồi chiều tối từ 5h đến 7h tối sẽ thấy chiều ra lưu lượng người đông hơn chiều vào tâm thành phố.
Thứ hai, ngày nào cũng đi làm qua hầm chui Lê Văn Lương tôi thấy, hầm chui đang phát huy tác dụng cực tốt, gần như hết sạch cảnh tắc đường ở ngã từ này. Nếu bạn báo muốn có hình ảnh hoặc video thì nên trực tiếp đến để cảm nhận và phỏng vấn người dân tại khu vực này và người tham gia giao thông có sử dụng hậm chui Lê Văn Lương thay vì đi phỏng vấn PGS.TS Hồ Văn Cương như trong bài.
Thứ ba, bạn báo nói “Sau một thời gian các dự án hầm chui với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô được đưa vào sử dụng thì tới nay, vào giờ cao điểm, tại những khu vực này vẫn đông đúc thậm chí ùn tắc kéo dài.” là sai sự thật. Bạn nên bớt thời gian đến tận nơi để chứng kiến.
Cuối cùng, xin nói thêm rằng, hầm chui giao thông đưa vào sử dụng vì lợi ích cộng đồng chứ không phải kinh doanh kiểu con buôn với tiền tươi thóc thật. Cái lãi ở đây là không ùn tắc, là lưu thông nhanh, là kịp giờ làm, là giảm khỏi bụi và tiếng ồn ô nhiễm, là bảo vệ sức khỏe người dân và tiết kiệm nhiên liệu khi bị tắc… Với tư duy đó, người dân chúng tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để tạo nên nhiều nút giao như ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến.
Tin cùng chuyên mục:
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện