Cuteo@
Đúng như dự đoán, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm đã tuyên y án 9 năm tù đối với Phạm Đoan Trang. Và cũng không nằm ngoài dự đoán, Phạm Đoan Trang kháng cáo không phải là để được giảm án hay trắng án mà là để cùng với một số kẻ biến phiên tòa thành diễn đàn chống phá nhà nước mà thôi.
Hôm nay 25/8/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao TP Hà Nội tuyên y án 9 năm tù đối với Phạm Đoan Trang với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”, do Trang và các luật sư bào chữa không đưa ra được bất kể một tình tiết mới nào làm thay đổi bản chất vấn đề.
Điều đó nói lên rằng, chất lượng xét xử của tòa án đối với các đối tượng có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là rất tốt. Hầu hết các phiên phúc thẩm là giữ nguyên bản án của phiên sơ thẩm nếu như bị cáo và các luật sư không cung cấp được những bằng chứng mới, hay tình tiết mới làm thay đổi tội danh hay khung hình phạt.
Trên BBC tiếng Việt, chính Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng đã phải thừa nhận rằng, “Dù không ngạc nhiên về kết quả ấy, nhưng cảm giác ngậm ngùi vẫn đè nặng tâm trí các luật sư tham gia phiên tòa sau lời tuyên án”. Tuy nhiên, sự “ngậm ngùi” đó là cảm tính. Ra tòa, trước pháp luật người ta chỉ nói đến luật và nói đến chứng cứ, mà không được cảm tính. Luật sư mà cảm tính, cãi mà không dựa vào chứng cứ, không căn cứ vào các quy định của pháp luật thì tất nhiên sẽ thua.
Tôi cũng ngạc nhiên khi mà LS Trịnh Vĩnh Phúc kết thúc phần bào chữa của mình bằng câu: “Nếu các nỗ lực bào chữa của các luật sư, sự lên tiếng của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chưa làm thay đổi được quan điểm của quý vị, thì cứ kết án cô ấy. Lịch sử sẽ xóa án cho cô ấy!”.
Thật nực cười. Nhiệm vụ của các Luật sư tại tòa là bào chữa cho thân chủ của mình bằng cách dùng lý lẽ, chứng cứ, các quy định của pháp luật để phủ nhận cáo buộc của VKS hoặc làm giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ. Nhưng, Luật sư bào chữa mà không biết sử dụng chứng cứ, không dựa vào các quy định của pháp luật để bào chữa, mà lại đi dựa vào “sự lên tiếng của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế” thì hỏng mất rồi. Khổ cho thân chủ đã lãng phí tiền đi nuôi luật sư kiểu này.
Trong bài viết này, ngoài việc trích dẫn lời một số luật sư thì như thường lệ BBC cũng thể hiện quan điểm của mình bằng đoạn viết sau: “Trước phiên tòa một ngày, nhà báo Phạm Đoan Trang đã có lời nhắn nhủ gửi tới các lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Phạm Minh Chính, thông qua luật sư Ngô Anh Tuấn – người trực tiếp gặp bà Trang hôm 24/8. Theo đó, bà Trang nói rằng nay đã là năm 2022, thế giới đã đổi khác, không ai còn bắt bớ, giam cầm những người cầm bút nữa; Việt Nam cũng nên như vậy”.
Đây là thủ pháp đánh lận con đen của BBC nhằm xuyên tạc thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam và vu cáo chính quyền đàn áp những người cầm bút.
Trong đoạn viết trên, không ai biết Phạm Đoan Trang có nói thế không, hay các luật sư hoặc BBC đã nhét chữ vào mồm Phạm Đoan Trang câu đó, nhưng điều đó không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn là ở Việt Nam sẽ không có ai bị bắt bớ, giam cầm nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội. Thực tế cho thấy có đến hàng triệu người cầm bút, nhưng mấy người bị bắt và bị xét xử như Phạm Đoan Trang?
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân