Tình cờ đọc được bài trên BBC trong đó có nhắc đến chuyện báo chí đã đồng loạt gỡ bài khóc than cho Tô Văn Lai, tôi thấy buồn cười khi nhà văn Nguyễn Viện và nhạc sĩ Tuấn Khanh mượn câu chuyện này để kèn sáo cho Tô Văn Lai, tiện thể bỉ bôi nền văn hóa “sau năm 1975” và đá xéo chế độ.
Liên quan đến chuyện này, BBC dẫn lời của nhà văn Nguyễn Viện cho rằng nguyên nhân các bài viết về Tô Văn Lai bị gỡ hàng loạt là do ông này là một nhân vật “có ảnh hưởng nhưng ngoài luồng”.
BBC dẫn lời tay nhạc sĩ Tuấn Khanh, nguyên nhân loạt bài bị gỡ là do có “ý kiến của một cá nhân mà đủ sức tác động tới toàn bộ một hệ thống”.
Trích một đoạn trên BBC: “Về tin tức ông Tô Văn Lai qua đời, tôi nghĩ rằng có một người nào đó muốn giới thiệu sự thông minh của mình, mang tính là “tôi là người phát hiện được điều này”, chứ không phải là xu hướng chung của nhà nước Việt Nam trong công cuộc cố gắng hòa hợp – hòa giải với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi nghĩ đây là quyết định của một cá nhân nhưng gây ảnh hưởng đến bộ mặt toàn bộ nhà nước Việt Nam”, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhận định.” – hết trích.
Nói thẳng, tôi là người đầu tiên phát hiện sự lệch lạc của báo chí khi đăng tải thông tin “Người sáng lập Thúy Nga Paris qua đời” vào sáng 20/7 và có ý kiến trong bài viết trên Tre Làng với tựa đề: “Có cần quan tâm đến Người sáng lập ra Thúy Nga Paris Tô Văn Lai?“. Cũng nói ngay rằng, tôi phản ứng, vì tôi biết rõ Tô Văn Lai và Trung tâm Thúy Nga Paris không xứng đáng để báo chí phải thông tin. Ngược lại ông ta cần phải bị lên án vì dành cả một thời gian dài để chống phá đất nước thông qua các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật.
Ngay sau khi tôi đăng, hàng loạt trang mạng cũng đã đăng tải các bài viết thể hiện sự bức xúc của họ khi cái chết của Tô Văn Lai lại có được một chỗ trên báo.
Nói như thế để thấy rằng, dù tôi không lên tiếng thì đã và sẽ có những người khác viết ra để thể hiện thái độ của họ đối với việc làm thiếu cẩn trọng của báo chí và giúp người khác nhận diện con người Tô Văn Lai. Điều đó có nghĩa, tôi phản ứng, tôi viết không phải vì tôi “muốn giới thiệu sự thông minh của mình” hay “tôi là người phát hiện được điều này” như Tuấn Khanh viết. Và dĩ nhiên, sẽ không có chuyện “ý kiến của một cá nhân mà đủ sức tác động tới toàn bộ một hệ thống”, vì tôi là một người dân bình thường, không có bất cứ quyền hành gì.
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân