Khoai@
Bài nói về phát ngôn của Mạc văn Trang, Chu Mộng Long và Nguyễn Xuân Toản về chuyện đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Hôm 21/6, thể hiện sự đồng tình với status “Đoạn kết một công trình” của Fb Toan Nguyen Xuan, anh già trống bỏi Mạc Van Trang bê về đăng lại và chua thêm tiêu đề “Những công trình di hại cho nhiều thế hệ, thực chất là tội ác!” để kích động người dân có thái độ tiêu cực với chính quyền.
Ra vẻ ta đây hiểu biết, Fb Toan Nguyen Xuan viết: “Theo tính toán khoản lời đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, sau khi trừ chi phí vận hành thì sau 5 thế kỉ sẽ hoàn vốn. Nghĩa là mình phải sống thọ hơn Bành Tổ mới mong chứng kiến công trình hoạt động kiếm lợi nhuận” và “Tuổi thọ công trình theo tôi nghĩ cùng lắm được 50 năm. Nghĩa là sau 50 năm nữa người dân VN sẽ không còn nhìn thấy công trình Cát Linh – Hà Đông ở đâu, mà chỉ nhìn thấy khoản nợ công được công thêm hàng ngàn tỉ vốn vay và hàng ngàn tỉ lỗ dồn từ công trình đó để còng lưng cày mà trả !..“.
Trong khi đó, TS Chu Mộng Long (tên thật là Châu Minh Hùng) lại viết: “LỖ CHỖ NÀO ĐÚT ĐẦU QUAN VÀO CHỖ ĐÓ!” để vừa xỏ xiên chính quyền, lãnh đạo vừa lừa bịp người dân. Xin trích một đoạn:
“Từ thời “Quả đấm thép” của Ba X báo lỗ, đến nhà máy lọc dầu Nghi Sơn báo lỗ, cho đến khi nợ dồn hàng ngàn tỷ, các doanh nghiệp nhà nước thi nhau kêu lỗ.
Hôm qua Hà Nội kêu lỗ kinh doanh đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Nay đến lượt Sài Gòn kêu lỗ khi kinh doanh giữ ô tô.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư đều lấy từ của dân. Lời doanh nghiệp ăn, lỗ nhân dân phải bù. Vậy thì dại gì không kêu lỗ. Có khi nằm mơ nhà quản lý doanh nghiệp cũng thấy lỗ!“.
Đúng là giọng điệu của những kẻ chuyên rình mò để bẻ cong ngòi bút, kích động người dân có thái độ tiêu cực với chính quyền.
Có những chuyện, nếu như không nói thì không ai biết các anh trì độn. Đã trì độn thì “đừng thi bơi với giải”, đừng bi bô với đời.
Xin thưa với 3 con ếch ngồi đáy giếng, trên thế giới không nước nào dùng hệ thống giao thông công cộng để kinh doanh lấy lãi cả. Các loại hình giao thông công cộng như xe bus nội đô, xe bus nhanh, đường sắt nội đô đều là các loại hình giao thông được chế độ ưu đãi (Xem Khoản h, Điều 16, Luật đầu tư) và khi đi vào hoạt động thì được nhà nước trợ giá và hệ thống đường sắt nội đô Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội không phải là ngoại lệ.
Tôi đố các 3 ông ếch chỉ ra được có công trình giao thông công cộng nội đô nào trên thế giới được thiết kế chỉ để kinh doanh đấy?
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông thuộc lĩnh vực dịch vụ công, được nhà nước trợ giá và không phải là hình thức kinh doanh lấy lãi mà mục tiêu cao nhất của nó là phục vụ lợi ích công. Theo đó, giá trị của nó không thể tính bằng tiền lãi theo kiểu kinh doanh thông thường, mà tính bằng giá trị của nó trong việc giảm thiểu nạn ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn và bảo vệ sức khỏe của người dân… Từ những giá trị mà nó mang lại, sẽ có thể tính ra “lãi” về mặt kinh tế là như thế nào. Nói cách khác, hiệu quả toàn tuyến hiện nay không phải dựa trên doanh thu mà dựa trên tác dụng giúp giảm tải giao thông, chống ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường.
Theo Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải của Bộ GTVT, ùn tắc giao thông ở Hà Nội có thể gây ra thiệt hại từ 1 – 1,2 tỷ Usd mỗi năm. Con số này tương đương với 23.300 – 27.960 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ và đường sắt nội đô Cát Linh – Hà Đông sẽ là một trong số các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại nói trên (Mời xem ảnh bên). Cũng như xe bus nội đô, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cũng đã được HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết cho áp dụng các chính sách khuyến khích, trợ giá theo Luật Đường sắt.
Thực ra, ngay từ khi chưa có báo cáo kiểm toán, thì câu chuyện tàu điện Cát Linh – Hà Đông “đã chạy là lỗ” đã được các chuyên gia đề cập và là điều đã được dự báo từ trước, vì đối với lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, mức thu từ vé luôn không đủ bù đắp chi phí.
Lý do mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành.
Khách quan mà nói, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại. Do vậy, đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ được Nhà nước trợ giá khi doanh thu từ bán vé không đảm bảo chi phí vận hành.
Nhìn rộng ra, các nước có hệ thống giao thông công cộng hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Anh đều có mức trợ giá nhất định cho các phương tiện này.
Điển hình như Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang chi khoảng 200 triệu USD/năm để bù lỗ cho hệ thống xe bus.
Còn tại Anh, năm tài khoá 2019-2020, hệ thống giao thông công cộng ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng.
Nói thẳng ra, hệ thống giao thông công cộng tuy không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, thậm chí thua lỗ, nhưng nó lại mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gián tiếp, nó tối đa hoá lợi ích của toàn xã hội. Do vậy, cần có những nhìn nhận thật khách về chuyện tàu Cát Linh – Hà Đông lỗ 160 tỷ đồng lúc này, không nên vì ác cảm bởi sự chậm tiến độ hay đội vốn khủng của nó mà gạt bỏ hết tính chất tốt đẹp mà bản thân nó có thể mang lại cho cộng đồng.
Thiết nghĩ, những người có học hàm học vị cao như anh Mạc Văn Trang, Chu Mộng Long… thì nên cẩn trọng khi phát ngôn và cũng chỉ nên nói những gì trong phạm vi chuyên môn hiểu biết của mình mà thôi. Rất không nên ác cảm với chính quyền mà “vơ bèo vạt tép” rồi thể hiện là mình là người chính trực, hiểu biết, bởi còn nhiều người giỏi hơn các anh nhiều.
Hãy nhớ đừng “đánh trống qua cửa nhà sấm” mà người ta nói các anh là loại “ăn tục nói phét, đánh rắm rong” đấy.
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân