Cảnh giác với những luận điệu hôi hám

Người xem: 121

Khoai@
 
Ai đó đã đúng khi nói rằng, mồm miệng đám dân chủ cuội thì tanh tưởi đến lợm giọng, không có gì là chúng không thể bịa đặt, xuyên tạc. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, cùng với đó là các địa phương bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, người dân trước đây bị kẹt ở các Thành phố lớn bắt đầu về quê thì đám dân chủ cuội cũng bắt đầu những luận điệu mới.
 
Có thể kể ra đây vài ví dụ: “Ở lại hay về quê cũng đều chết đói”; “Nhưng dòng người tháo chạy khỏi Saigon”; “Người dân sắp thoát khỏi sự đe dọa của những tay súng quân đội trên đường phố Saigon”; “Công an đánh dân tại chốt kiểm soát Bình Dương”; “Cưỡng chế dân test Covid là vi phạm nhân quyền”; “công an đổi quân phục với dân quân để đánh người dân từ TP.HCM về quê”; “Sản phụ và cả thai nhi đều chết trên đường trốn chạy từ Saigon về quê”; “Bóc băng đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa Giám đốc công an An Giang với Cựu Bí thư tỉnh này”; “TP HCM mở cửa, nhưng Hà Nội lại ngăn sống cấm chợ”; “Lợi ích nhóm: Vaccine Tàu thì cấp phép phút mốt, vaccine ta làm được thì “hành” lên bờ xuống ruộng”; “Xét nghiệm diện rộng là lãng phí”….
 
Điều đáng nói, những thông tin bẩn tưởi nói trên vẫn hàng ngày, hàng giờ chềnh ềnh trên mạng xã hội, thậm chí có ngay cả trên mặt báo và hiện diện ngay trên các trang cá nhân của một số người được coi là tầng lớp “tinh hoa” của đất nước, như ông Tiến sĩ toán học NNC; Tiến sĩ tự xưng là “Hán Nôm” NXD; Giáo sư NĐC, TS MVT; Nhà báo NGT, Nhà báo ĐT; Luật sư TTN, VAĐ…
 
Đọc những thông tin trên, người có kiến thức, bình tĩnh suy xét thì đều biết là tin giả, xấu, độc, không đúng sự thật, nhưng những người lười đọc, kém hiểu biết thì tin sái cổ và hậu quả là rất nhiều người dân bị đầu độc, dẫn đến giảm sút niềm tin vào công tác chống dịch của chính phủ, các bộ ngành và địa phương và có góc nhìn không đúng về lãnh đạo đất nước, về lực lượng y tế, quân đội và công an cũng như nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn dân. 
 
Tất nhiên, “giấy không gói được lửa” nên những tin giả đó gần như đã bị bóc mẽ là giả mạo, cắt ghép, xuyên tạc, hoặc bịa đặt… Nghiêm túc mà nói, những người bóc những tin giả đó lại chủ yếu là người dùng mạng xã hội, bởi sức mạnh của số đông và nhận thức tập thể. Cơ quan, tổ chức hay cá nhân là nạn nhân của những thông tin xấu độc đó lại rất ít khi lên tiếng và đó là điều đáng tiếc. Tất nhiên, cơ quan tìm kiếm, phát hiệ tin giả của Bộ 4T cũng đã nỗ lực rất nhiều, song so với dân mạng thì còn thua xa.
 
Có lẽ đã đến lúc các nhà quản lý phải nghiêm túc nhìn nhận lại để khắc phục thực trạng này. Bên cạnh giải pháp lâu dài, căn cơ là tìm cách nâng cao nhận thức cho người đọc thì với công cụ pháp luật, kỹ thuật, nhân lực trong tay, tôi nghĩ không khó.
 
Trước hết là chấn chỉnh toàn diện báo chí, truyền thông. Theo đó, xử lý nghiêm mọi hành thông tin sai sự thật, đăng tải các bài viết không đồng hướng với nhịp đập của dân tộc. Tiếp theo là tuần tra trên mạng, xử lý mạnh tay mọi trường hợp tung giả với ít nhất là các tài khoản có địa chỉ tại Việt Nam. Với an ninh mạng, tôi tin chỉ tập trung xử lý trong vòng 1 tháng thì tình trạng thông tin sai sự thật sẽ giảm 90%. Đương nhiên , người đọc không thể  vô trách nhiệm, mà cần học kỹ năng nhận biết tin giả để loại trừ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *