Về những vết bầm tím trên lưng Kình già

Người xem: 367

CuTeo@
Nếu là đám đầu đường xó chợ phát ngôn về các vết bầm tím trên thi thể Lê Đình Kình thì có lẽ mình đã không nói, nhưng đây là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Bá Phương,.. nên đành có đôi lời.
Tôi xếp Phú, Diện bên cạnh Trịnh Bá Phương để thấy trình độ của Phú và Diện cũng chỉ bằng thằng bán cua. 
Hoàng Xuân Phú viết bài “CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH” và được trĩ mồm Nguyễn Xuân Diện chia sẻ (xem ở đây – Chú Tễu), ra cái điều tâm đắc lắm. Nói chính xác, loại trì độn mới tin và tưởng đó là thật. Tôi không hề ngạc nhiên khi gần như cả làng dân chủ tin và hí hửng.
Trích Phú: “Ảnh 8 cho thấy, cụ Kình đã bị tra tấn hết sức dã man” và “Ảnh 8: Dấu tích tra tấn sau gáy, trên lưng và ở đầu gối cụ Lê Đình Kình”. Hết trích.
Phải nói thế này đây là bức ảnh mà nhờ sự can thiệp của công nghệ mà những dấu vết dù nhỏ nhất cũng được phóng đại để đảm bảo tương thích với những mô tả của người viết. Ở đây là nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người xem, nhằm bôi nhọ lực lượng công an Hà Nội và vu cáo chính quyền.
Trước hết phải nói thằng, không ai dỗi hơi đi tra tấn một thằng già như Kình cho bẩn tay. Đặc biệt là trong điều kiện trấn áp tội phạm vào ban đêm tại chính sào huyệt của chúng và hơn ai hết, các chiến sĩ công an ý thức được câu chuyện diễn ra khi mà đám khủng bố Đồng Tâm liên tục phát các clip khoe khoang chuẩn bị các loại vũ khí, sẵn sàng giết chết từ 300 đến 500 công an lên mạng. Chuyện này con nít nó cũng biết.
Dưới ánh sáng của khoa học hình sự, những vết bầm tím đó hoàn toàn dễ hiểu và nó là “VẾT HOEN TỬ THI”.
Tiện đây tôi thông não cho Phú và Diện. Tôi không thông não cho Trịnh Bá Phương vì với một thằng bán cua thì nói nữa cũng bằng thừa. Hi vọng Phú và Diện hiểu được tiếng người.
Vết Hoen Tử Thi là hiện tượng ứ máu tĩnh mạch tại những vùng trũng trên cơ thể, tiếp theo có hiện tượng thoát mạch, tan máu rồi thẩm thấu vào các mô xung quanh tạo nên những vết những mảng màu đặc biệt như hồng, tím hồng hay tím nhìn thấy được bằng mắt xuất hiện sau khi ngừng thở, tim ngừng đập. Đó là dấu hiệu của sự chết. 
Vết hoen tử thi giúp nhận biết thời gian chết, nhận định tư thế ban đầu của tử thi và sơ bộ phán đoán nguyên nhân chết và chuẩn đoán.
Về cơ chế, khi tim ngừng đập, máu ngừng chảy và lắng đọng ở những vùng thấp của cơ thể. Hệ thống mao mạch không còn cơ chế sẽ giãn dần, hồng cầu và hemoglobin (Hb) chất cơ bản của hồng cầu – thấm ra ngoài mạch máu, ngấm vào tổ chức và phân hủy.
Hoen tử thi nhanh hay chậm và màu sắc của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lượng máu và lượng nước trong cơ thể, thể trạng, nguyên nhân chết …Vì vậy thời gian xuất hiện và hình thành các giai đoạn hoen tử thi không giống nhau ở những tử thi khác nhau, ngoài ra còn phân biệt hoen tử thi với vết bầm máu do chấn thương, mảng chảy máu trong các bệnh liên quan tới máu .
Các diễn biến của hoen tử thi: (1) Thời kỳ lắng đọng máu; (2) Thời kỳ thoát mạch và (3) Thời kỳ thẩm thấu.
Thời Kỳ Lắng Đọng Máu (hoen tử thi chưa cố định):
– Khoảng 1 – 2 tiếng đến 12 tiếng saụ chết. Một số nguyên nhân chết gây chết đột ngột, hoen tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút.
– Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen tử thi.
– Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã hình thành, không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới được gọi là hoen tử thi thứ phát.
– Đây là thời kỳ máu đọng vẫn còn nằm trong lòng mạch nên khi ấn ngọn tay vào vết hoen, màu sắc chỗ đó bị nhạt trắng đi do máu đọng bị áp lực đè vào đã di chuyển theo mạch máu đi chỗ khác. Nếu rạch dao qua sẽ thấy máu trong lòng mạch chảy ra liên tục và rửa sạch dễ dàng.
Thời Kỳ Thoát Mạch (hoen tử thi chưa cố định hoàn toàn): Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 – 10 tiếng). Từ thời điểm này có sự thoát mạch của hồng cầu và huyết tương ra các mô xung quanh đồng thời với hiện tượng dịch của mô xung quanh ngấm vào lòng mạch. Đó là nguyên nhân làm cố định vị trí vết hoen và rất khó xuất hiện hoen tử thi thứ phát khi thay đổi tư thế tử thi. Dấu hiệu ấn ngón tay cũng không rõ ràng, chỉ thấy vết hoen hơi nhạt màu. Nếu rạch qua sẽ thấy máu chỉ còn chảy nhỏ giọt.
Thời Kỳ Thẩm Thấu (hoen tử thi cố định hoàn toàn): Ngoài 18 tiếng sau chết, các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Nội mạc mạch máu và tổ chức ngầm nhiều hemoglobin. Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định. Ấn ngón tay vào vết hoen hoàn toàn không mất máu. Cắt qua vết hoen không còn máu trong lòng mạch còn mô xung quanh ngấm máu màu tím.
VỊ TRÍ CỦA VẾT HOEN TỬ THI
Hoen tử thi luôn luôn khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể. Thông thường ở tư thế nằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân trừ vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên cẳng chân là những nơi cơ thể bị tỳ ép vào giường. Trường hợp của Lê Đình Kình là trường hợp này.
Nếu người chết ở tư thế chết treo cổ hoàn toàn, hoen tử thi tập trung ở phần ngọn chi: bàn ngón tay, cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng cẳng bàn chân. Trong trường hợp điển hình, đây là một trong những dấu vết tin cậy giúp cho chẩn đoán xác định chết treo cổ.
MÀU SẮC VẾT HOEN TỬ THI
Hoen tử thi bắt đầu có màu hồng nhạt hay tím nhạt, sau chuyển màu tím sẫm, màu xanh lục rồi mất dần đi khi quá trình hư thối bắt đầu.
Màu sắc của vết hoen thực chất là màu của sắc tố máu, sau chuyển màu thay đổi màu sắc khác nhau tùy điều kiện cụ thể. Ở tử thi được bảo quản lạnh hoặc xác chết ở nơi có băng tuyết, vết hoen có màu đỏ sẫm. Tử vong do nhiễm độc oxyt carbon (CO) hoặc HCN vết hoen có màu đỏ “cánh sen”.
Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen.
Cần phân biệt vết hoen tử thi với những mảng sắc tố bất thường có trước trên da nạn nhân ví dụ những đám u máu phẳng, vết bớt.
Đặc biệt phải chẩn đoán phân biệt giữa hoen tử thi và vết bầm tụ máu do chấn thương. Cần rạch qua vết màu đỏ, rửa nước, lau sạch. Nếu vết máu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnh mạch chảy ra và trôi đi đó là vết hoen tử thi. Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da, mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu.
Từ những kiến thức trên, chúng ta không hề lạ khi vài ngày sau, đám chó dại thi nhau chụp ảnh vết bầm để tung lên mạng, nhằm tố cáo chính quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *