Ngay từ khi Cải cách Ruộng đất bắt đầu được thực hiện ở vùng tự do do Chính phủ VNDCCH thực hiện các thế lực chống đối đã bôi nhọ, xuyên tạc công cuộc này, từ đó cho đến nay, việc bôi nhọ, xuyên tạc Cải cách Ruộng đất chưa hề dừng lại, trên mạng tràn lan các loại “tài liệu” mô tả Cải cách Ruộng đất như một là “cuộc tắm máu”, “cuộc diệt chủng lớn nhất ở Việt Nam trong lịch sử”, “là minh chứng rõ ràng nhất về tội ác của chính quyền cộng sản” .v.v.
Sau khi Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất” sáng 8/9/2014 tại số 1 Tràng Tiền, Hà Nội thì lại dấy lên chiến dịch tấn công, bôi nhọ các lãnh tụ thời bấy giờ của đám thù ghét cộng sản trong và ngoài nước nhằm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” trong chuỗi nỗ lực hơn mấy chục năm qua.
Bài viết “Hồ Chí Minh viết bài ĐẤU TỐ GIẾT bà Nguyễn Thị Năm trong Cải cách ruộng đất” được các đối tượng trong nước như Nguyễn Thông, Ba Sàm, Trần Ðĩnh, Nguyễn Xuân Diện, Huy Đức .v.v và ngoài nước rêu rao và cho là phát minh làm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh“. Chúng lôi đâu ra và trưng bày bài báo “Địa chủ ác ghê” được cho là của tác giả C.B in trên báo Nhân Dân ngày 21/7/1953 (tức là 01 ngày sau khi bà Cát Hanh Long bị bắn oan) trong đó nội dung là kể tội bà Cát Hanh Long và tội ác của gia đình bà (ảnh).
Sau đó, chúng liên hệ với các tài liệu trong biên niên, tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo ảnh bức ảnh chụp cuốn sách “Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất” ghi nhận Hồ Chủ tịch đã có 147 bài viết với bút danh CB từ tháng 3/1951 đến tháng 3/1957, từ đó, chúng lấp lửng định hướng dư luận rằng Hồ Chủ tịch chính là tác giả chủ mưu vụ giết “nhầm” bà địa chủ Cát Hanh Long, trái ngược với dữ liệu lịch sử về Hồ Chủ tịch và các quyển Hồi ký của những người thận cận với Hồ Chủ tịch, cả lề trái lẫn lề phải đều nói Hồ Chủ tịch phản đối kịch liệt vụ đưa bà Năm ra xử và ca ngợi bà có công với cách mạng nhưng bị cán bộ dưới cấp “cưỡng ép”.
Thậm chí, chúng còn thể hiện rõ ý đồ gán ghép bài viết này là có thật từ một bài viết khác của Hồ Chủ tịch có tiêu đề gần giống được ghi nhận trong biên niên của Bác là “Địa chủ phản động ác ghê” với bút danh Đ.X trên báo Cứu Quốc ra ngày 2/11/1953, như sau:
“Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.
Tập tài liệu “Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất” ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C.B. – đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B. Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: “Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’.” Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.”
Thực hư thế nào?
Mới đầu, chỉ đọc những thông tin trên, với tư duy bắc cầu, có thể người đọc bị lôi cuốn vào luận điệu của chúng, tuy nhiên, khi ta tìm hiểu sâu vấn đề này, ta sẽ thấy rõ một hành động bôi lem trắng trợn nhằm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh“.
Trong “Biên niên tiểu sử” của Hồ Chủ tịch trên trang web của Bảo tàng Hồ Chí Minh ghi nhận chi tiết về hoạt động từng ngày, từng tháng của Hồ Chủ tịch không hề có bài viết “Địa chủ ác ghê” nói trên mà đúng là có bài “Địa chủ phản động ác ghê” đăng trên báo Cứu Quốc số 2459, số 2459 ngày 2/11/1953, ký bút danh Đ.X, tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã câu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ nhưng nội này khác hẳn so với nội dung của bài báo “Địa chủ ác ghê” nói trên.
Trong biên niên hoạt động toàn bộ tháng 7/1953 của Hồ Chủ tịch không hề có bài báo “Địa chủ ác ghê” (xem tại đây http://www.baotanghochiminh.vn/…/…/PreTabId/503/Default.aspx), mà chỉ ghi nhận 5 bài báo trên báo Nhân Dân với bút danh C.B đăng trên các số 121, 123, 124 và 126 trong tháng 7/1953 không có nội dung nào dinh dáng đến Cải cách ruộng đất chứ chưa tới là có nội dung đấu tố địa chủ (tìm xem thêm tại Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi…). Với lượng bài viết chi chít của riêng Hồ Chủ tịch trong tháng 7/1953 đủ thấy Người viết rất khỏe, rất dày nhiều cùng với bao việc trọng đại đất nước …và tuyệt nhiên không có bài viết nói trên (xem tại đây http://www.baotanghochiminh.vn/Chitiettimki…/…/Default.aspx…|2=12|4=2340|).
Chẳng lẽ bài viết của Hồ Chủ tịch trên báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng lại bị bỏ sót trong biên niên hay sao? Chẳng lẽ Bảo tàng Hồ Chính Minh với công tác trọng tâm là lưu giữ tất giữ các tư liệu chính thống của Hồ Chủ tịch lại làm ăn tắc trách như vây?
Chẳng lẽ, báo Nhân Dân Biên soạn các bài viết của Hồ Chủ tịch để phát hành tập “Phát động quần chúng tăng gia, sản xuất” lại dám sáng tác thêm bài mới để đăng vào cho dày tác phẩm của mình hay sao? Báo Nhân Dân phát hành hàng ngày được tất cả cán bộ từ bé đến to nhất (trong đó bao gồm Chủ tịch nước Hồ Chí Minh) thời đó đọc lại không ai ghi nhận hay phản đối bài báo này khi nó mâu thuẫn hoàn toàn với tư tưởng và lời nói, phản ứng của Hồ Chủ tịch với vụ án bà Cát Hanh Long lúc đó?
Nghe thật vô lý!
Các tư liệu về vụ án bà Cát Hanh Long tại các cuốn hồi ký của các cựu lãnh đạo và kể cả các đối tượng trở cờ như Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên .v.v. – những đối tượng có cái nhìn chống đối đều ghi nhận phản ứng quyết liệt của Hồ Chủ tịch khi nghe báo cáo về vụ này và trong quá trình sửa chữa sai lầm, Hồ Chủ tịch và nhiều nhà lãnh đạo đều thừa nhận sai sót vì không ngăn chặn được sự việc đau lòng này.
Như vậy, với thái độ phản đối gay gắt vụ án bà Cát Hanh Long mà Hồ Chủ tịch lại sử dụng bút danh quen thuộc của mình để đăng bài “sặc mùi đấu tố”, kể tội bà Cát Hanh Long để lý giải cho việc giết bà Cát Hanh Long nhằm phát động chương trình Cải cách Ruộng đất bị ép triển khai không đúng ý của Người hay sao?
Từ đây, ta có thể thấy rằng, với sự phát triển của công nghệ, ảnh chụp bài viết “Địa chủ ác ghê” được ngụy tạo nhằm đánh lừa dư luận hòng “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh“.
Tin cùng chuyên mục:
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Từ Đại biểu Quốc hội đến vòng lao lý
Luật sư Phan Hòa Nhựt đối mặt với đề nghị truy tố và mức án tối đa 15 năm tù
Việt Nam – Cột mốc quan trọng trên bản đồ đa phương toàn cầu
Hà Nội: Những chính sách nhân văn hướng đến người có công