NHÀ BÁO VÀ BÁO CHÍ CÔNG DÂN

Người xem: 132


Nhà báo và Báo chí công dân

Clip nóng hổi được share tới hàng ngàn + hàng chục ngàn cm trên khắp các diễn đàn, được cho là clip của một cảnh sát giao thông quay một người (mà sau đó có người nhận diện cô đó từng là trưởng đại diện một tờ báo ngành tại Hải Phòng) quả thực là một case đáng lưu ý về hình ảnh của báo chí trước công chúng.

Qua rồi cái thời kỳ hình ảnh nhà báo trong mắt của công chúng, phần nhiều là tươi đẹp. Ngày nay, với liên tục các vụ nhà báo, phóng viên phách lối, tống tiền…bị phát hiện, xử lý thì sự ngờ vực, mất niềm tin của công chúng với chính báo chí, theo tôi là đang tăng lên nghiêm trọng.

Cho dù cá nhân tôi vẫn có niềm tin đại đa số anh em báo chí vẫn làm nghề một cách nghiêm túc và tử tế. Nhưng sự thật là với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện công nghệ thông tin: điện thoại, smartphone, Ipad, máy tính bảng…lại có FB, Tweet, Youtube hỗ trợ…thì nhà báo, cũng như cán bộ, công chức, nghệ sĩ…đều được người dân theo dõi, giám sát, đánh giá thường xuyên hơn. Và những chuyện xấu, ngày càng nhiều hơn trong giới báo chí được tung lên mạng thực sự trong những năm qua đã khiến cho hình ảnh, vai trò của báo chí trong mắt của người dân bị giảm sút đáng kể. Nhận thức, sự hiểu biết của người dân rõ ràng là trong những năm gần đây không thể gọi là “dân trí kém” như ngày trước, còn nhiều người ngộ nhận.


Mời xem:https://youtu.be/Y8liGO1rx6c


Người dân hoàn toàn có thể đánh giá đầy đủ ý nghĩa, tính chất của mọi hành vi của cán bộ, công chức, nghệ sĩ, các loại nhà: nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ…cơ bản là đầy đủ như chúng ta đã thấy vừa qua với các “nhạc sĩ” Nguyễn Lưu, Thuy Kha…khi quan điểm của họ đi ngược lại những giá trị của cộng đồng.

Trong xu hướng đó, giới báo chí cũng không thể nào là một đối tượng thoát ra ngoài sự đánh giá, nhìn nhận công khai của công chúng. Cho nên, mọi hành vi, cử chỉ của các nhà báo, phóng viên trước đám đông, nếu có những biểu hiện khác thường, lố bịch …đều trở thành “mồi nhậu” cho một loại hình báo chí khác, rộng lớn và nghiệt ngã hơn nhiều: Báo chí công dân.

Trước cái cô (trong clip hôm nay), không phải là có ít nhà báo, p v đã rơi vào những tình huống dở khóc, dở mếu. Có người thì ở mức độ nhẹ: như nhà báo Sĩ Khoẻ ném điện thoại khi có chuông đổ đến- chuyện vui thôi nhưng cũng là sự cố được cộng đồng mạng đem ra cười đùa. Của một số nhà báo có tiếng (hình như có Tạ Bích Loan) trong vụ chất vấn cậu gì ấy nhỉ: động cơ của anh khi post clip đó lên FB là gì ? Hay một nhà báo mới đây gọi điện đe doạ một cảnh sát giao thông …Nói chung là rất nhiều, không kể hết.

Tất cả đề nói rằng, giới báo chí, đừng coi mình như một thứ “quyền lực thứ tư nữa”, bởi quyền lực đó – gọi là quyền rơm, còn bị đặt dưới sự giám sát, đánh giá của một thứ quyền lực lớn hơn rất nhiều: Là báo chí- công dân, là mạng xã hội….Nếu từng người trong mỗi chúng ta không cẩn thận, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách làm việc đàng hoàng, nghiêm chỉnh trước công chúng, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên thảm hại như cái cô được cho là nhà báo này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *