Tiếp chuyện đảo Cát Bà.
Cách bảo vệ môi trường cho Cát Bà, PHẢI là đầu tư vào du lịch sinh thái. Khi có dự án đầu tư của tay to, thì một cái lá cây rụng xuống cũng đánh vào kinh tế của họ, của đau con xót, chủ đầu tư hơn ai hết sẽ là người sốt sắng nhất trong công tác bảo tồn.
Ảnh bên là du khách, không phải Vọoc
Tôi không bao giờ tin vào bọn nào hô hào suông. Bọn gào lên bảo vệ môi trường, thường rất hay nhổ bã kẹo cao su xuống phố đi bộ. Tương tự đứa nào mồm kêu yêu rừng, đương nhiên, nhà dùng 100% toàn là đồ gỗ thịt.
Các anh chị đi Chùa Hương tầm chục năm về trước, chắc còn nhớ chợ thịt thú rừng hoang dã ngay dưới núi, từ nhím, hoẵng, tê tê, lợn lòi…, đều được bày bán xẻ thịt công khai. Chính quyền địa phương biết không? Biết chứ, nhưng không làm gì được, vì họ đều là dân địa phương, và không có công ăn việc làm gì cả, nếu không vào rừng săn bắn bán cho du khách, thì chỉ còn nước đi ăn cướp mà thôi.
Hutranco và núi tiền đổ vào đầu tư khu du lịch chùa Hương đã thay đổi tất cả, chợ thịt thú rừng vẫn còn đó, nhưng hầu như chỉ còn thú nuôi bán hoang dã kiểu lợn mán thả đồi, nhím nhốt chuồng xi măng, chứ không có thú săn. Dân địa phương đa phần đã có công ăn việc làm bám vào khu du lịch, và vì nó thu hút khách quanh năm, nên những người còn lại nuôi thú và bán cho du khách một cách chuyên nghiệp, tất cả đều vui.
Người ta chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp khi mồm ngập thức ăn, đói đéo nói mạnh được đâu. Ngày xưa hồi vận động đồng bào người Thượng đánh Mỹ, thì gùi muối luôn phải đi trước, rồi cán bộ tuyên truyền tiếp bước theo sau, có thế chủ trương giải phóng mới đi được vào lòng đồng bào, giáng được cho quân thù những đòn sấm sét.
Ảnh bên dùng để minh họa, không phải Vọoc
Kiểm lâm từng bắt được những vụ vận chuyển voọc lên tới số lượng 20 con sấy khô, với cả nghìn tên săn bắn trộm luồn lách khắp các khu rừng trên cả nước, thì tương lai tuyệt chủng của loài này là nhãn tiền. Các anh chị đừng chửi do người giàu muốn ăn thịt uống cao nên mới có săn trộm, nhu cầu và mong muốn không bao giờ là tội, kẻ thực hiện hành vi mới là có tội.
Như ở Cát Bà, các anh chị nghĩ ai đã săn voọc tới mức gần tuyệt chủng suốt mấy chục năm nay? Là dân nghèo chài lưới, khi gặp mùa cá thất thu, đói đéo chịu được thì xách súng vào rừng tìm vận may. Nếu tình hình kinh tế hòn đảo này không khả quan hơn, thì voọc chắc chắn sẽ không còn một con nào.
Dự án 3 tỉ đô la sắp được đầu tư sẽ thay đổi hòn đảo này, sẽ cần hàng nghìn công nhân, cấp dưỡng, lái xe, nhân viên, quản lý khách sạn…, chỉ dân địa phương là không đủ, chắc chắn sẽ cần thêm nhân lực từ đất liền ra, khiến Cát Bà thêm sầm uất hơn.
Đó mới là phát triển bền vững, chị két-đi ngày ngày mặc váy juyp vặn vô lăng xe điện, anh bảo vệ chiều mát vừa tưới cây vừa huýt sáo nhạc Vàng, bác cấp dưỡng chờ cơm sôi tranh thủ châm điếu thuốc nhìn xa xăm, họ đều có thu nhập, được đóng bảo hiểm ổn định cuộc sống, không bị đói tới mức phải vào rừng chặt cây, săn voọc, thì đương nhiên, môi trường sẽ được bảo tồn hoàn hảo.
Hệ thống cáp treo hiện đại sẽ chấm dứt tình trạng cô lập của Cát Bà. Trước bên Trung Quốc, có một ngôi làng biệt lập 3 bề là núi cao chót vót không xây được đường, ra đến khu dân cư gần nhất mất tới 1 ngày bám mép vực dù khoảng cách chỉ có 1km đường chim bay. Chính quyền địa phương không đầu tư xây cầu vì không có tính kinh tế, dân làng thậm chí đã phải tự họp bàn góp tiền, sang Châu Âu mua lại hệ thống cáp treo cũ của một khu trượt tuyết để phục vụ nhu cầu đi lại.
Đằng này có người bỏ tiền đầu tư sẵn một hệ thống cáp hiện đại mới tinh chỉ việc xách mông lên ngồi mà còn phản đối, thì đéo biết chửi sao cho đủ âm lượng hỡi quân ngu học đốn mạt, chúng muốn nhân dân đảo Cát Bà mãi mãi chìm trong tăm tối, khốn cùng.
Hải Phòng, sau khi bị cảng Cái Lân lấy mất tầm 50% lượng hàng hoá quá cảnh, bị Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên lấy thêm 50% đầu tư công nghiệp, thì giờ đã xác định du lịch chính là tương lai. Các bạn ra Đồ Sơn hay các khu du lịch của Hải Phòng sẽ biết, rất manh mún, hàng chục năm nay không có dự án nào to to, hè đến người Hải Phòng ngậm ngùi xếp hành lý về Đà Nẵng ngồi cáp treo và ngủ resort, dự án này là cực kỳ quan trọng, tương đương 50% GDP của Hải Phòng, nếu xây dựng trong 5 năm thì mỗi năm sẽ giúp địa phương này tăng trưởng thêm 10%.
Quan trọng hơn, nó sẽ tạo lực hút cho đầu tư du lịch trong tương lai. Đất nước ngày một giàu lên và nếu chỉ xét riêng thị trường nội địa, chuỗi khách sạn, resort dọc mấy mươi tỉnh ven biển đếm số lượng thì có vẻ nhiều, nhưng thực ra chưa đủ để phục vụ riêng người Việt Nam. Khi thu nhập bình quân đầu người đạt tầm 5000$, thì ngành du lịch sẽ có quy mô khoảng 50 tỉ USD, nhiều số 0 quá không đổi ra tiền Việt được.
Nhân dân Hải Phòng hãy vững tin, siết chặt tay, đập vỡ a lô bất kỳ thằng ngu nào hô hào phản đối, vì rằng một dự án có ý nghĩa kinh tế mà không phải đánh đổi môi trường thậm chí góp phần bảo tồn thiên nhiên như thế này, là cơ hôi nghìn năm có một, xin đừng bỏ lỡ.
Đất nước sẽ thăng hoa bằng những công trình tỉ đô với resort 5 sao, cáp treo xuyên eo biển dài hơn 20 ki lô mếch, sân golf vài chục lỗ với Rolls Royce, Bently xếp chật kín bãi gửi xe, chứ không phải bằng những lời kêu ca rất ấm ớ, không cơ sở nhân danh “phản biện”, phát ra từ những cái mồm răng còn dính tiết canh lợn ế vốn chỉ nhằm mục đích duy nhất là thọc gậy bánh xe, kéo đất nước thụt lùi vào tăm tối.
Hải Phòng có đảo Cát Bà,
Đang xây dự án quả là rất to.
Mấy thằng khố rách dây co,
Liền phản đối với lý do môi trường.
Nhân dân đất Cảng kiên cường,
Đéo thể để lũ bất lương lộng hành.
Hãy vả cho chúng tan tành,
Cho vêu mõm vẩu, cho banh mặt nồn..
Tin cùng chuyên mục:
Phương thức ám sát mới: Nguy cơ từ thiết bị điện tử
Vụ bỏ cọc đất đấu giá ở Hà Nội: Hiện tượng thao túng thị trường Bất động sản
Vụ sập cầu Phong Châu: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm
Phú Thọ: Khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới sau sự cố sập cầu