Đây là lá thư của một giáo dân ở Láng Tám, Hà Nội, xin chia sẻ để mọi người cùng suy ngẫm.
***
Trọng kính Đức cha Phaolo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Trọng kính Đức Hồng y Phêrô, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội
Trọng kính Cha Giuse, Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Trọng kính Cha Giuse, Bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội kiêm Chánh xứ Thái Hà
Con tên là J. B Nguyễn Hữu Sao, giáo dân giáo xứ Làng Tám kính trình các đấng để giãi bày một số khúc mắc trong tư tưởng của con và đại đa số giáo dân trong xứ như sau:
Là người giáo dân, chúng con luôn tin tưởng nơi các Cha, người dẫn dắt chúng con cả về linh hồn, chỉ bảo chúng con cách làm ăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi đi lễ Đền Đức Mẹ hằng Cứu Giúp để xin ơn lành, con cảm thấy các buổi lễ có cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong thường rất nặng nề. Nhiều vấn đề cha giảng không thuần là rao giảng lời Chúa mà thường lồng các vấn đề bức xúc trong xã hội. Chúng con, với cuộc sống thường nhật hàng ngày đã rất khó khăn vất vả, tìm đến ngôi nhà của Chúa là để lấy lại niềm tin và xin Chúa ban cho chúng con bình an. Con không hiểu đây là ý của bề trên hay ý cá nhân cha Phong nhưng cứ giảng như vậy thì người Công giáo chúng con e ngại không dám đến và người ngoại đạo họ hiểu lầm là người Công giáo chúng ta chống lại chính quyền.
Trọng kính các đấng, tối ngày 30/4/2017 vừa qua, con và một số giáo dân trong xứ đi lễ nhà thờ Thái Hà. Nghe cha Phong rao giảng lời Chúa xen lẫn sự phỉ báng chính quyền làm chúng con hết sức phẫn nộ. Bởi lẽ:
1. Trên bục giảng cha Phong cho rằng: Chiến thắng 30/4 là một cuộc nội chiến, là một hành vi xâm lược, là phi pháp, phi nghĩa. Quả thật là chúng ta kỷ niệm ngày 30/4 với niềm thổn thức có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn và cũng cần phải nghiên cứu thấu đáo trong bối cảnh chiến tranh đã lùi xa đến gần nửa thế kỷ. Nhưng nếu như cho rằng “bên thắng cuộc” có hành vi xâm lược, phi nghĩa, phi pháp là XÚC PHẠM, XUYÊN TẠC LỊCH SỬ. Điều này đã làm tổn thương đến tình cảm của hàng triệu triệu người dân Việt Nam, khơi dậy hận thù đang muốn được khép lại. Có thể cha Phong sinh sau đẻ muộn, không chứng kiến cảnh Đế quốc Mỹ đem bom tàn phá đất nước Việt Nam. Nhiều nhà thờ Công giáo đã bị bom Mỹ phá hủy, nhiều làng mạc bị san phẳng, hàng ngàn, hàng ngàn người dân vô tội bị giết hại. Nhưng sinh sau đẻ muộn, thì cha Phong cũng có thể hỏi bố, hỏi mẹ mình là những người đã có công sức đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Cả cha và mẹ cha Phong đều được nhà nước Việt Nam tặng thưởng HUY CHƯƠNG CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC vậy những đống góp của cha mẹ cha Phong là đóng góp vào hành vi xâm lược, phi pháp, phi nghĩa chăng? Ai là người đã chiến đấu, hy sinh để cha Phong được lớn lên trong hòa bình? Được ngày ngày cắp sách đến trường đi học? Có thể nói, phát biểu của cha Phong như trên là vong ân, bội nghĩa, phủ nhận sự hy sinh xương máu của cả một thế hệ để giành lại độc lập dân tộc.
Nhìn lại quá trình sinh trưởng, lớn lên của cha Phong dưới bầu sữa Mẹ Việt Nam, cha chỉ là người thụ hưởng, được hưởng lợi từ sự hy sinh xương máu của các liệt sỹ (trong đó có người Công giáo chúng ta), từ sự lao động cần cù, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người cha, người mẹ đã oằn mình phục vụ kháng chiến? Cha Phong đã làm gì để bảo vệ quê hương đất nước, đã đóng góp một đồng tiền thuế nào để góp phần xây dựng cuộc sống của nhân dân? Cha Phong có tư cách gì mà phán xét những lời như vậy? Nên nhớ răng: “Chớ đoán xét, để khỏi bị xét đoán Mt 7,1; Lc 6,37”.
Phủ nhận công lao cha mẹ là LÀM CON BẤT HIẾU, phủ nhận công lao của cả một thế hệ là LÀM NGƯỜI BẤT NGHĨA liệu cha Phong có xứng đáng là người Công giáo hay không?
2. Theo một chiều kích khác, ai cũng biết, sau Hiệp định Genève 1954, đất nước tạm chia cắt hai miền Nam Bắc. Một số kẻ đã lợi dụng giáo hội Công giáo chúng ta để tuyên truyền “Đức Mẹ vào Nam” đã khiến đã khiến cho gần một triệu người Công giáo bỏ nơi chôn rau cắt rốn vào Nam. Nỗi đau còn đó và cũng đang được thời gian hàn gắn. Nay cha Phong cho rằng đây là cuộc chiến tranh xâm lược, phi pháp, phi nghĩa, phải chăng cha Phong muốn lật lại lịch sử để người dân Việt Nam hiểu sai người Công giáo chúng ta, gây chia rẽ cộng đồng Lương – Giáo mà gần 500 năm giáo hội Công giáo hiện diện trên đất mẹ Việt Nam đã đổ bao nhiêu xương máu mới có được? Phải chăng đây là tinh thần “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục đem an hòa vào nơi tranh chấp”.
Sau biến cố 30/4, đất nước độc lập, thống nhất, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã họp bàn và ra Thư chung năm 1980 trong đó nhấn mạnh: “…Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
– Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
– Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc. Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” (TG 15).
Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc.
Trong công cuộc phục vụ quê hương, Phúc Âm cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh để khắc phục các khó khăn và các xu hướng cá nhân ích kỷ, nêu cao tinh thần phục vụ của bác ái phổ quát, hướng tới cảnh “Trời Mới Đất Mới” (Kh 21,1), trong đó tất cả đều hoà hợp hạnh phúc. Và khi phải phấn đấu xoá bỏ những điều tiêu cực, chúng ta có ơn của Chúa Kitô Phục Sinh để mặc lấy con người mới công chính và thánh thiện.
Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Về nhiệm vụ thứ hai là xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người” (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này….”
Một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ mà phát ngôn càn rỡ như vậy là nhằm chia rẽ lương giáo, phá hoại khối đại đoàn kết, làm cộng đồng người Việt Nam hiểu sai hiểu sai tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của người Công giáo chúng ta; đi ngược lại với giáo huấn của Hội thánh, liệu cha Phong có đủ tư cách để tiếp tục làm người Công giáo hay không?
Sau cùng, mọi người, ai ai cũng có quyền nói lên chính kiến của mình, mỗi một sự việc xảy ra, dưới mỗi góc nhìn khác nhau, ai ai cũng có quyền suy nghĩ theo cách hiểu riêng của mình. Khi ý kiến khác nhau, ai ai cũng có quyền tranh biện, đối thoại. Đó là quyền được Công pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, chúng ta đối thoại tranh luận ở đâu? với ai? cần được xem xét một cách thấu đáo.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định: “Linh mục không giảng dạy các ý tưởng của chính mình hay một triết lý do chính linh mục sáng chế ra, tìm ra hay ưa thích; vị linh mục không tự mình mà nói, không nói cho mình để được người khác khâm phục hay nói cho phe phái của mình; không nói các chuyện riêng hay các sáng chế của mình”…” …Vị linh mục giảng dạy nhân danh Chúa Kitô hiện diện và đề nghị chân lý là chính Chúa Kitô, Lời Chúa, kiểu sống và hành xử của Chúa. Đối với linh mục Lời Chúa nói về Người cũng có giá trị: “Giáo thuyết của Ta không phải của Ta” (Ga 7,16). Nghĩa là Chúa Kitô không đề nghị chính mình, mà như là Con Thiên Chúa, Người là tiếng nói của Thiên Chúa Cha. Cả linh mục cũng phải luôn luôn nói và hành động như thế: “giáo thuyết của tôi không phải của tôi, tôi không phổ biến các tư tưởng của tôi hay các tư tưởng tôi ưa thích, mà tôi là miệng và tim của Chúa Kitô và tôi khiến vang vọng lên giáo thuyết chung và duy nhất mà Giáo Hội đại đồng đã tạo ra và trao ban sự sống”
Như vậy, cha Phong có thể phát biểu chính kiến của mình trên trang facebook cá nhân, có thể phát biểu chính kiến của mình tại các cuộc tĩnh tâm, thường huấn đó là quyền của cha. Trên bục giảng nhà thờ, linh mục là người đại diện của Chúa nên không được nói những lời theo ý thích riêng cá nhân mình. Việc làm của cha Phong như trên là sự bất tuân Thánh ý, thể hiện sự coi thường các phép của Giáo hội.
Từ những lẽ trên đây, con khẩn thiết kêu cầu các đấng hay dùng quyền năng của Giáo hội LOẠI BỎ CHA GIOAN NGUYỄN NGỌC NAM PHONG RA KHỎI CÔNG ĐỒNG DÂN CHÚA
Kính cẩn tâu trình
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt