VỀ CHUYỆN ĐẤT CÁT Ở ĐỒNG TÂM – KHÔNG CÓ “DÂN” ĐÉO NÀO TRONG BẢN ĐỒ DỰ ÁN

Người xem: 201


Về chuyện đất cát ở Đồng Tâm.

Bà con ở xã Đồng Tâm Mỹ Đức anh hùng, trong một cơn kích-động đã bắt giam gần 40 nhân mạng, bao gồm CSCĐ, cán bộ xã và 2 nhà báo, nguyên nhân từ việc bà con cho rằng, dự án sắp khởi công lấy vào đất của bà con, và đòi đền bù thật đậm.

Tôi bỏ qua hành vi bắt người của bà con, việc đó có pháp luật lo, tôi chỉ nói về vấn đề đất đai trong sự vụ, một lĩnh vực mà với tư cách chủ sổ đỏ nhà mặt tiền triệu đô Phố Cổ, thì kiến thức của tôi là không có đối thủ.

Trước hết phải nói rõ, quân đội không bao giờ cần phải lấn đất của ai, nhà nước giao cho họ những miếng đất rộng mênh mông nhằm mục đích xây dựng căn cứ, làm sân bay, kho tiếp liệu vv, gọi là đất cuốc phòng. Đất cuốc phòng không cần phải là đất đẹp, nhưng phải có vị trí chiến lược và thuận tiện giao thông, vì kể cả trong thời bình thì quân đội vẫn giữ nhiệm vụ cíu hộ khi thiên tai, họ cần phải cơ động tới những khu vực cần thiết trong thời gian ngắn nhất.

Những mảnh đất do quân đội quản lý thì tốt nhất nên tránh xa xa ra, vì không có gì hay ho cả, giả sử họ đặt radar phòng không mà bén mảng đến gần, sóng siêu-âm quét qua người về nhà vợ kiểm tra tinh trùng loãng như thực phẩm chức năng lô hội lại kêu trời không thấu.

Khu vực đất thuộc quân đội ở xã Mỹ Đức, chính là một phần của trường bắn Miếu Môn lừng danh nơi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng trườn bò tác-xạ, 100% thuộc Bộ Quốc Phòng quản lý không có gì phải suy nghĩ.

Quân với dân như cá với nước, có những miếng đất được quy hoạch cho quân đội nhưng chưa dùng đến, giả sử như để mở rộng sân bay nhưng thời đó ít máy bay chưa cần lắm, đã được bộ đội cụ Hồ linh động cho dân thuê mượn để tăng gia, và đây chính là nơi bi-kịch bắt đầu.

Do nhu cầu, từ vài năm trước quân đội đã có dự tính lấy lại để xây nhà máy phục vụ cuốc phòng, đương nhiên để đảm bảo bí mật và tiến độ, thì Viettel phải là đơn vị đảm nhận, không lẽ thuê mấy doanh nghiệp hợp tác xã cấp thôn?

Đây là dự án cấp A1, thuộc diện cực kỳ quan trọng và không thể không xây. Về lý, quân đội có quyền lấy lại không bồi thường những khu vực bị dân lấn chiếm, nhưng vì nghĩa đồng-bào, nên vẫn có chính sách hỗ trợ đền bù hoa màu, vật kiến trúc trên đất vv. Các anh chị liu í thu hồi đất để phục vụ cho an ninh cuốc phòng khác với thu hồi đất VỐN LÀ đất an ninh cuốc phòng bị lấn chiếm.

Nhưng một số hộ dân không chịu trả, và đòi bồi thường với số tiền vô lý. Tất nhiên đổ hết lỗi cho bà con là không đúng, để xảy ra tình trạng này, còn có là lỗi của chính quyền Hà Tây cũ, sẽ nói ở cuối bài.

Nhưng chắc chắn một điều rằng KHÔNG có chuyện đất quân đội lấn vào đất của dân. Tất cả đất cuốc phòng đều được đánh dấu bằng cột mốc giới – những mặt sứ kích thước 20x20cm được chôn chìm trong bê tông ghi rõ thông tin đo đạc, để đảm bảo bất khả xê dịch. Nhà anh chị nào có đường mới mở chạy qua sẽ biết kiểu đánh dấu mốc này, gọi là chỉ giới đường đỏ.

Hoặc khi các anh chị đi trên vỉa hè Hanoi, thi thoảng có một mặt sứ ghi dòng chữ “dây cáp điện EVN”, thì đó phải là điểm đặt hộp biến thế của điện lực đánh dấu nhưng chưa sử dụng, tất nhiên, cấm xâm phạm.

Nói để hiểu, đất quy hoạch cho cuốc phòng là KHÔNG THỂ lấn chiếm sang đất của dân, vì tất cả đều có dấu mốc sẵn từ trước khi “dân” ra đời, sự sai lệch là do hạn chế của kỹ thuật đo đạc thời xưa nên có sai số, nhưng kích thước thực địa không hề thay đổi.

Kiểu như các anh chị dựng móng nhà sẵn rồi 10 năm sau mới xây, ngày xưa đo bằng dây chuối được 60 m2, giờ đo lại bằng thước dây Bosch nhập khẩu Đức Cuốc, thì lên đến 80 m2, không có nghĩa rằng các anh chị đã lấn thêm hay móng nhà nở ra, mà đơn giản rằng khi xưa đã đo sai kích thước.

Sự sai sót thậm chí làm láo trong đo đạc, cấp giấy tờ, nếu có, thì phải thuộc về chính quyền cũ của nước bạn Hà Tây lừng danh – nơi quan chức nổi tiếng ăn tạp hơn cá rô phi đơn tính, đến mức ăn hết đất trên thực địa thì vẽ ra thêm ra đất trên giấy để ăn tiếp.

Ngoài ra còn những lý do chủ quan, ví như khi xưa dồn điền đổi thửa, thì tất cả các hộ đều muốn đất trên giấy tờ của mình có diện tích nhỏ đi tí chút, đồng nghĩa với việc bớt được một khoản nộp sản, họ xin hoặc nhờ cán bộ địa chính giúp việc này, do trình độ nhận thức như cứt và nể nang làng xóm, nên tình trạng này là phổ biến, cấy 10 sào ruộng nhưng nộp sản có 8 sào thôi, thật là hoan hỉ.

Khi đo lại để tính toán đền bù, đương nhiên phải căn cứ diện tích theo giấy tờ, và 2 sào ma kia sẽ được gộp vào phần dôi ra, làm tư liệu sản xuất để dành xây dựng CNXH.

Không phải tất cả các hộ bị thu hồi đất đều phản ứng cực đoan, đa số vui vẻ nhận đền bù theo đúng chính sách pháp luật, họ hiểu cái chân lý đơn giản, đó là không tham những thứ không thuộc về mình.

Đây là bài học cho các địa phương về quản lý và sử dụng đất đai, chính sách không sai, luật pháp không sai, hướng giải quyết cũng không sai, cơ mà tổng thể sự vụ lại vẫn thấy có gì đéo đúng? Đừng đổ cho dân ngu, vì dân ngu mới cần lãnh đạo khôn ngoan để dạy dỗ. Mỗi một cuộc tranh chấp về đất đai, thì vừa ảnh hưởng tới doanh nghiệp, vừa đánh mất tình cảm nhân dân với chính quyền, vừa làm anh em công an sứt đầu mẻ trán, hay ho gì đâu cảnh giương khiên lên mà chống gạch đá từ chính đồng bào, trên giao việc thì phải làm thôi.

Bọn dân chủ chó đàn xách động vô pháp vô thiên hãy câm mõm vẩu, bi kịch của xứ này là lực lượng đối kháng 100% tuyền quân ngu học, và chúng không cô đơn.

Ảnh trích lục dự án, và không có “dân” đéo nào trong khu vực bản đồ phía trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *