LâmTrực@
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc, đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã thắng lợi, đất nước đã hoàn toàn độc lập. Cho đến hôm nay, ngày 30/3/1975 vẫn là nỗi khiếp sợ đối với quân xâm lược và bè lũ tay sai.
Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên khi cho đến tận hôm nay, những kẻ đã tháo chạy khỏi Việt Nam và một nhúm cơ hội chính trị trong nước vẫn tìm cách bao biện cho nỗi điếm nhục của quân đội VNCH và chính quyền ngụy Saigon.
Thật nực cười khi có những trí thức cấp tiến phát biểu như đúng rồi, rằng: “Người Mỹ không thua vì tổng số thương vong, người Mỹ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương”; hay: “Cuộc chiến tranh này với mục tiêu ngăn chặn làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á đã thành công nên không thể nói là Chính phủ Mỹ thất bại”(!).
Còn nhớ, Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Ba sàm, người mưu đồ viết lại lịch sử dân tộc qua cái gọi là “Việt Sử Ký” cũng đã có giọng điệu không khác gì đám vong nô trốn chạy sau 30/4/1975. Vinh Viết: “Không thể gọi đây là cuộc chiến “Chống ngoại xâm”, “Giải phóng miền Nam” hay chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước”… bởi vì trước khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, đã xảy ra chiến tranh ở 2 miền Nam – Bắc và sau khi Mỹ rút quân thì Nam – Bắc vẫn tiếp tục đánh nhau (vả lại, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam thì ở miền Bắc cũng đã có sự hiện diện của của quân Liên Xô và Trung Quốc)”.
Cần phải nói rằng, thứ rác rưởi như Nguyễn Hữu Vinh không có tư cách gì để đặt tên cho cuộc chiến vĩ đại của dân tộc. Chính người dân Việt Nam đã đặt tên cho cuộc chiến trước 1975 là cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ, nhằm nói rõ với thế giới cũng như nhắc nhở con cháu về bản chất cuộc chiến. Chỉ những kẻ vong ơn bội nghĩa mới tìm cách lươn lẹo, bóp méo lịch sử, đánh tráo bản chất cuộc chiến nhằm phủ nhận công lao to lớn của đảng, nhà nước và nhân dân trong việc đánh đuổi quân xâm lược mà thôi.
Từ phía bên kia chiến tuyến, trong cuốn hồi ký với tiêu đề “Nhìn lại quá khứ – Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại của Mỹ, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống.
TS Trần Chung Ngọc, là một cựu sĩ quan nguỵ từng là giảng viên Trường sĩ quan Trừ bị Nam Định đã viết: “Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không “Quốc gia” không Cộng sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược.”.
Ngay cả siêu phản động như Bùi Tín mà còn biết nói câu “Ngày 30/4 không có miền Bắc thắng hay miền Nam bại, chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ bại trận và nhân dân Việt Nam là người chiến thắng”. Lưu ý rằng, Bùi Tín phát biểu câu này sau khi đã phản bội tổ quốc chạy sang Paris và vì điều này nên Bùi Tín bị đám chống cộng hải ngoại rủa xả không thương tiếc.
Trên trang Basam, Nguyễn Hữu Vinh viết: “Ngày 31-3-1973 là ngày mà những người lính Mỹ, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi VN. Nhưng từ ngày 31-3-1973 đến 30-4-1975, chiến tranh vẫn còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam. Gọi như các báo trong nước “38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng”, vậy miền Nam “hoàn toàn giải phóng” khỏi tay ai? Không thể “giải phóng” khỏi Mỹ vì lúc đó Mỹ đâu có mặt ở miền Nam mà “giải phóng”?
Đây có lẽ là một trong những giọng điệu ngu xuẩn bậc thượng thừa mà tôi từng thấy.
Trong “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Thắng lợi và Bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.316 đã viết: “Ngày 3-4-1973, tại San Clemente thuộc bang Caliphoocnia (Mỹ) diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Níchxơn và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Hai bên đã ra thông cáo chung, trong đó, phía Mỹ tái khẳng định cam kết sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và “Mỹ sẽ trả đũa không thương tiếc mọi vi phạm lệnh ngừng bắn”.
Trên thực tế, thay vì phải phá hủy các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam như đã quy định tại Điều 6 của Hiệp định Pari, thì ngược lại, phía Mỹ đã chuyển giao toàn bộ những cơ sở này cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. Đối với số lượng máy bay chiến đấu, quân đội Mỹ không chuyển về nước mà phân tán sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan nhằm sẵn sàng chi viện cho quân đội Sài Gòn và can thiệp vào miền Nam Việt Nam khi cần thiết. Từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, phía Mỹ đã khẩn trương chuyển gấp cho quân đội Sài Gòn tổng cộng 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ vật tư chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác trị giá lên tới 2.670 triệu đô la năm 1973″.
Ngày 29/3/1973, Bộ Tham mưu quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ. Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cùng với 2.510 lính Mỹ cuối cùng lặng lẽ ra sân bay Tân Sơn Nhất rời khỏi Việt Nam dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế và các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự bốn bên. Cùng ngày, những người lính Nam Triều Tiên và Philíppin cũng lên đường rút về nước. Tuy nhiên: “Thay vì triệt thoái các căn cứ của mình, Mỹ đã trao lại cho Nam Việt Nam trước khi Hiệp định Pari có hiệu lực. Hàng tiếp tế được dán nhãn phi quân sự và được coi là đủ điều kiện để chuyển giao. Đoàn cố vấn quân sự được thay thế bằng tổ chức dân sự 9.000 người, trong đó, rất nhiều người được cho giải ngũ và đưa vào phục vụ chính quyền Việt Nam”.
Điểm này được coi là sự tráo trở của Mỹ và khẳng định Mỹ vẫn tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam. Sự cuốn gói của họ chỉ mang tính chất tượng trưng để lòe bịp dư luận mà thực chất họ vẫn chỉ đạo, cung cấp mọi điều kiện cho chính quyền Thiệu.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giao thân thiện với cả Liên Xô và Trung Quốc, khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai cường quốc này để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự ủng hộ và giúp đỡ của hai nước đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Các hoạt động ngoại giao xảo quyệt của phía Mỹ đã tạo ra những khó khăn và ảnh hưởng nhất định tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trên thực tế, từ năm 1969 trở đi, Liên Xô đã từng bước thực hiện cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là về viện trợ quân sự; Việt Nam đã không nhận thêm được quả tên lửa nào. Cho tới những năm 1974 -1975 thì nguồn viện trợ của hai nước Liên Xô, Trung Quốc dành cho Việt Nam gần như không đáng kể. Nếu như năm 1973, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trị giá 248 triệu rúp thì sang năm 1974 đã tụt giảm còn 98 triệu rúp và năm 1975 chỉ còn 76 triệu rúp. Tương tự, viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam cũng không ngừng giảm, năm 1973 trị giá 1.415 triệu tê nhưng năm 1974 chỉ còn 452 triệu tệ và năm 1975 là 196 triệu tệ. Tính riêng về vũ khí, trang bị năm 1973, viện trợ hai nước đã giảm 60% so với năm 1972, năm 1974 giảm còn 34% và năm 1975 lại tiếp tục giảm chỉ bằng 11% so với năm 1972. Phía Mỹ đã không tính hết được rằng, về đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tỏ ra tương đối độc lập: tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của đông đảo nhân dân và các quốc gia trên thế giới; không bị chi phối lớn bởi Liên Xô và Trung Quốc. Mặt khác, lúc này, toàn thể dân tộc Việt Nam đang nỗ lực dồn sức người sức của thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Với cứ liệu trên, tôi tin Nguyễn Hữu Vinh và những kẻ đang tìm cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc đã hiểu, vì sao nhân dân ta gọi là cuộc “chiến tranh giải phóng dân tộc” và câu hỏi “miền Nam được giải phóng từ tay ai” đã được giải đáp.
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt