Các cuộc đảo chính thời Ngụy quyền Sài Gòn

Người xem: 95

Khoai@

Một chế độ được các “nhà dân chủ” ngợi ca hết lời và tỏ ý vô cùng tiếc nuối, dù nó đã chết hơn 40 năm. Đó là chế độ mà các cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra, phản ánh mức độ mâu thuẫn, tranh giành ảnh hưởng giữa các phe phái trong chính quyền VNCH.

Có lẽ, thuật ngữ “Nhóm lợi ích” hay “Lợi ích nhóm” đã hình thành rõ nét từ đây..

Nhìn lại thời kỳ đất nước chưa được giải phóng, chế độ VNCH do bè lũ tay sai Diệm, Thiệu quản lý, chúng ta sẽ thấy đó là thời kỳ của những cuộc thanh trừng đẫm máu giữa các phe phái.

Đảo chính 1960

Đây là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu với mục đích lật đổ ngôi vị Tổng thống của Ngô Đình Diệm. 


Cuộc đảo chính diễn ra trong bối cảnh Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt và thâu tóm được nhóm quân sự Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nhóm vũ trang của các đảng Đại Việt, Quốc dân Đảng. 

Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kiềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Tuy nhiên, quan điểm này của Diệm bị các phe phái trong nội bộ liên tục chống đối bởi nó ảnh hưởng tới quyền lực của các nhóm khác.

Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông đã chuẩn bị trong một năm và huy động được 1 Trung đoàn Thiết giáp, 1 đơn vị Hải quân và 3 Tiểu đoàn quân Nhảy dù. Tuy nhiên kế hoạch bị lộ, nên Thi và Đông đã quyết định tiến hành cuộc đảo chính sớm hơn một ngày. Cuộc đảo chính nổ ra vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/11/1069. Tuy nhiên, sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm cùng Trần Thiện Khiêm, Huỳnh Văn Cao, Bùi Dzinh… sử dụng kế “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình, 400 quân đảo chính đã bỏ mạng. Và ngay sau đó là một cuộc đàn áp đẫm máu của Ngô Đình Diệm với những người đảo chính bao gồm cả những người chỉ trích nội các của ông ta.

Đảo chính 1963

Đây là cuộc đảo chính do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa như, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim cùng các thuộc cấp thực hiện với sự giúp sức của Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.

Lý do dẫn đến cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ và nó được tiếp sức bởi người Mỹ, do Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của họ.

Cuộc đảo chính bắt đầu từ sáng ngày 1/11 đến trưa ngày 2/11/1963 thì kết thúc với kết quả, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết, các cơ quan do anh em nhà họ Ngô lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… bị tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.

Hàng loạt cuộc đảo chính 1964 – 1965

Sau sự kiện anh em Ngô Đình Diệm bị giết, chỉ trong thời gian từ 1964 đến 1965 đã có 5 cuộc đảo chính khác, mà sự kiện mở màn là cuộc chỉnh lý đầu năm 1964.

Cuộc chỉnh lý năm 1964 ở Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30/1/1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo nhằm loại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền. So với các lần trước đó, cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Tiếp theo cuộc “Chỉnh lý”, ngày 19/12/1964, lại diễn ra một cuộc đảo chính khác do tướng Nguyễn Khánh, tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.. Kết quả, Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân lực mới được thành lập, gồm các tướng đã tham gia vào cuộc đảo chính, đã khôi phục lại quyền kiểm soát dân sự vào ngày 07/01/1965 với một chính phủ do Trần Văn Hương dẫn dắt.

Tuy nhiên, Trần Văn Hương không thể thành lập được một chính phủ hữu hiệu và Hội đồng Quân lực đã tiếp tục đảo chính lật đổ Hương vào ngày 27/1, đồng thời đưa Nguyễn Khánh lên nắm quyền.

Chỉ sau hơn 3 tuần năm quyền, Nguyễn Khánh cũng đã lại bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính khác vào ngày 18/02/1965 do Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu.

Tới 12/06/1965, một cuộc đảo chính nữa lại nổ ra, khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lại lật đổ chính phủ do Phan Huy Quát đứng đầu. Nguyễn Văn Thiệu làm Quốc trưởng còn Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *