Khoai@
Ngại lắm, vì thường ngày mình hay chửi công an. Nói thật, cái gì các anh ấy làm mình cũng chửi, nhưng bây giờ thương em í quá, nên đành phải nhắm mắt nhờ các anh ấy ra tay, họa chăng mới cứu được em, chứ báo giới chỉ được cái mồm to, đầy nhà báo ra đấy, nhưng có ai dám nhảy vào cứu em đâu, lớ xớ là ăn con phóng lợn hoặc cả chùm hoa cải.
Mình thì không dám cứu, nên đành nhờ blog, còn hiểm nguy thì để phần công an.
Mong các anh vào cuộc giống như đã vào cuộc trường hợp bắt vợ ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Em nó còn bé, đang học lớp 9 trường Sa Pả thôi mà.
Mong các anh vào cuộc giống như đã vào cuộc trường hợp bắt vợ ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Em nó còn bé, đang học lớp 9 trường Sa Pả thôi mà.
Đây là stt Trực Tiếp của nhà văn Tống Ngọc Hân, người chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh bắt vợ ở Sapa.
***
Đám kéo vợ qua trước cửa nhà em! Cô bị kéo tên Van đang học lớp 9 người xã Sa Pả. Gia đình người đi kéo vợ cho con ở San Sả Hồ. Van khóc như mưa, lăn lộn dưới đất vì không đồng ý. Em hỏi các bạn của cô bé là sao không giữ bạn lại. Một bé bảo, phong tục thế rồi, bọn cháu không giữ được đâu. Ba hôm nữa, nếu không ở thì bạn cháu trốn về. Bạn cháu có người yêu rồi mà. Người yêu còn không giữ được thì bọn cháu giữ sao được…
Đành rằng, tục kéo vợ của người Mông có nét nhân văn, tìm đến sự công bằng cho những chàng trai Mông nghèo có thể lấy được vợ mà không phải sa vào cái cảnh sính lễ nặng nề. Nhưng…nhìn cô bé gào khóc chống trả cứ thấy nghẹn ngào sao ấy…
Viết tiếp (sau 35 phút)
Sau khi em bảo đứa em là giáo viên gọi điện cầu cứu nhà trường Sa Pả thì đích thân thày hiệu phó nhà trường đã đến giải cứu học sinh. Thày nói với gia đình người đi kéo là. Em nó còn đang đi học, cứ để em nó học xong và đủ 18 tuổi đã thì gia đình muốn kéo cũng được. Còn bây giờ, nếu gia đình không nghe, tôi sẽ gọi cho chính quyền xã đến giải quyết!
Cuộc đàm đạo giữa cái lý người Mông và đại diện nhà trường vẫn đang diễn ra tại thềm nhà em một cách căng thẳng và quyết liệt. Bên kéo đi, bên giữ lại…Thày giáo có một mình, còn nhà đi kéo quá đông. Sự việc xảy ra cách trụ sở công an thị trấn chưa đầy 100m, nhưng pháp luật không can thiệp. Phép vua thua lệ làng là ở đây…
Viết tiếp (sau 48 phút)
Tắc đường. Vì khách du lịch vây quanh, vận động, khuyên giải, nhà kia vẫn quyết tâm kéo cô bé đi trong khi chờ chính quyền xã đến giải quyết. Cô bé dúi trả số tiền 100k toàn tiền 10.000 vào tay cậu kia, quyết liệt phản đối. Nhà kia cũng dúi lại số tiền vào người cô bé và tiếp tục kéo đi…
Viết tiếp và hết:
Trời rất nắng, đường về San Sả Hồ còn xa. Thương cô bé tuổi con mình mệt lả vì đói khát và giãy đạp. Thương gia đình nhà kia, con trai đến tuổi lấy vợ mà không có tiền đi hỏi vợ cho con, đành muối mặt đi kéo người giữa chợ
(sính lễ để cưới một cô vợ Mông từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng). Thương thầy giáo, bất lực trước phong tục nhìn học trò bị kéo đi. Và sau cùng, thương cái phong tục lay lắt tồn tại trong đói nghèo…
P/s: Bàn về việc kéo vợ và tập tục cưới vợ của người Mông, em đã bày tỏ quan điểm trong các truyện ngắn Dốc Phạ, Lá Ngón, Đợi mùa nắng ấm, Ác mộng con rể, Hồn xưa lưu lạc, Con đường chưa đi…Các bà con có thể tham khảo. Vì suốt 20 năm ở gần người Mông, em đã chứng kiến rất nhiều cuộc kéo vợ (không phải cướp hay bắt vợ) của đồng bào. Mỗi lần là một câu chuyện, một cung bực cảm xúc…
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA