Trịnh Xuân Thanh khó thoát

Người xem: 154

Khoai@

Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, và hôm nay một loạt báo đăng tin “Phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh”. 

Bộ Công an công bố thông tin truy nã như sau:

Bị can Trịnh Xuân Thanh. Giới tính: Nam. Sinh ngày 13.2.1966 tại Hà Nội.
Đặc điểm nhận dạng: cao 1m72, màu da vàng, tóc đen, lông mày ngang, sống mũi thẳng, dái tai chúc, mắt đen. Được xác định bỏ trốn ngày 16.9.2016.
Cơ quan điều tra yêu cầu khi bắt được người bị truy nã, báo ngay cho Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo các số điện thoại: 0692322577, 0913229847.

Đã có nhiều đồn đoán thì Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn sang Đức. Hiện tại cơ quan công an đã khởi tố vụ án và truy nã quốc tế đối với ông này.  

Bộ công an đã có quyết định khởi tố bị can và truy nã Trịnh Xuân Thanh trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 BLHS xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam.  Với quyết định khởi tố bị can và truy nã này, Trịnh Xuân Thanh là tội phạm về kinh tế, tham nhũng,… Với tội danh này, Bộ công an có thể kết hợp với Interpol tầm nã khắp thế giới và dẫn độ về Việt Nam.


Nếu đúng như tin đồn rằng Trịnh Xuân Thanh đang ở Đức thì việc phối hợp với cảnh sát Đức bắt giữ và dẫn độ là thuận lợi, bởi giữa Việt Nam và Đức đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp. Hiệp định tương trợ tư pháp này có từ thời Đông Đức là một quốc gia độc lập, và được bảo lưu khi Đông Đức sáp nhập vào CHLB Đức.

Trước khi phát lệnh truy nã quốc tế với Trịnh Xuân Thanh, đã có những bài viết từ Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) gắn việc Thanh trốn với vấn đề chính trị bằng cách bịa đặt có cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ đảng CSVN và rằng, Thanh chỉ là nạn nhân và chỉ là con “dê tế thần”. Thủ đoạn này cho thấy, Thanh hoặc các nhóm chống Việt Nam muốn chính trị hóa việc Thanh trốn ra ngước ngoài và tìm cách xin tị nạn chính trị, bởi chỉ bằng cách gắn việc trốn ra nước ngoài với vấn đề chính trị thì Trịnh Xuân Thanh mới có cơ hội xin được quy chế tị nạn (Tội phạm kinh tế, tham nhũng không được tị nạn chính trị).

Cũng không loại trừ việc Thanh đang trốn sang một nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm. Trường hợp này là khó khăn rất lớn cho việc bắt giữ và dẫn độ.

Việc để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là đáng tiếc, có phần đáng trách, nhưng nếu quyết tâm cao độ, thì Thanh khó có cửa thoát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *