1
Quãng đời vất vả nhất cho người Mỹ là từ 18 đến khi có việc làm.
Ta ngược lại, LÀ QUÃNG ĐỜI THẢNH THƠI NHẤT vì đi học nghiễm nhiên nhận chu cấp tòan phần từ cha mẹ.
Báo chí Mỹ-Việt đưa tin Bill Gate chỉ di chúc cho các con một phần rất nhỏ, hầu hết khối tài sản không lồ của ông hiến cho xã hội. Nhưng, cách hiểu vấn đề khác nhau hòan tòan.
Người Việt lấy đó làm bài học đạo đức dạy (bóng gió mỉa mai) riêng nhà giàu mới, tuyệt đại đa số coi như ko liên quan đến mình, đọc cho biết thế giới.
Người Mỹ cũng lấy đó làm bài học đạo đức, cần phải chung tay xây dựng một xã hội trong lành (mọi nghĩa). Môi trường xã hội tốt nghìn tỷ hay 1 trăm sống tốt như nhau và ngược lại, nghìn tỷ không mua được.
Xem ra, tiêu chí xây dựng xã hội Mỹ cộng sản hơn cộng sản rất nhiều. Câu này hòan tòan không nói đùa. Nếu bạn chỉ đi du lịch hay biết nước Mỹ qua báo chí, sẽ không thẩm thấu sâu sắc điều này.
Những siêu thị rất đẹp, chợ Mỹ chứ ko phải chợ Tàu, đồ ăn tươi ngon và siêu rẻ, so với chính Việt nam. 80 ngàn 12 cái đùi gà, 22 ngàn 12 quả trứng, 60 ngàn 1 kí thịt bò phi lê…mua về lười khỏi rửa cũng không sợ Tào tháo rượt. Đồ mặc may-chất liệu chắc chắn, kiểu cách có nhà thiết kế chuyên nghiệp riêng, cũng chỉ ba-bốn trăm ngàn là…sang nhất.
Hỗ trợ từ xã hội như trên, vừa khiến cho người nghèo không bị mặc cảm tự ti (dù mình không tin người Mỹ tự ti vì nghèo), vừa tạo điều kiện sống tốt cho một thế hệ mới khởi đầu tự lập.
Tự lập là một trong hai tiền đề liên quan đến HỌC THÊM ở VN.
2 (stt này chỉ nói về dân thành thị- không đúng với nông thôn)
***
1. Không chỉ hỗ trợ những nhu cầu tối thiểu ăn-mặc, người Mỹ chuẩn bị cho những công dân bước ra đời -từ hai bàn tay trắng- những điều cao hơn.
Họ chắc chắn được bảo vệ khi làm đúng và những người làm sai sẽ bị trừng phạt thích đáng; Họ sẽ không phải lo mất cắp khi sơ sểnh hớ hênh vứt cái túi thế kia cả nửa tiếng; Họ sẽ không bị nghiện rượu, nghiện thuốc lá khi thể chất chưa thực sự trưởng thành; Họ sẽ được tôn trọng sức lao động, không bị phân biệt “con làm neo” “thằng rửa bát” và chỉ dạ vâng với ông bà doanh nhân…
Gia đình giao phó họ cho xã hội, dạy họ nốt những điều cha mẹ chưa dạy hết.
Đầu hè, Gái em ở VN hỏi ý cho con đi chạy bàn trong một quán ăn, như một cách dạy con biết tự lập
Mình trả lời nguyên văn: ” Đã bao giờ em mở lời cảm ơn mỗi lúc phục vụ bê đồ ăn ra cho em chưa ? Em có bao giờ cáu kỉnh mắng mỏ phục vụ khi không vừa ý ?
Những điều em làm với con người khác, người khác sẽ làm với con em, y như thế. Chị sợ rằng bài học nó tiếp thu được không chỉ là cách kiếm sống để tự lập đâu”.
Có gì bất nhất, khi vừa tụng ca tính tự lập, lại vừa khuyên bạn đừng cho con tự kiếm tiền?
Dạy con tự lập, không trùng nghĩa hòan tòan với việc quăng con ra giữa sông cho nó tự học bơi, khi chưa cấp cho nó một cái áo phao.
2. Sự tự lập liên quan gì đến học thêm ?
Nếu như tự lập về tài chính liên quan đến cả hệ thống chính trị, thì tự lập về tinh thần hòan tòan trong phạm vi gia đình.
Xứ nào cũng thế, cha mẹ ở đâu cũng như nhau, con trẻ rất khó tự quyết định theo ý muốn khi phụ thuộc về tài chính. Đây là nguyên nhân chính của rất nhiều con nhà giàu Mỹ, bỏ cung vàng điện ngọc, đến ở trong những căn hộ như trong hình, mĩ miều bên ngòai nhưng bên trong rất chật chội với những cái thang máy từ thế kỉ trước nữa, phải gồng tay kéo cánh cửa sắt, lọai ta hay làm cửa phụ, mà cũng chỉ còn ở quê. Đi làm thêm kiếm tiền thuê nhà, vay ngân hàng đóng tiền học, họ chấp nhận vất vả khó khăn, để được tự quyết định.
Ivanka Trump là ví dụ vô cùng điển hình. Nàng chỉ “ăn nhờ” từ ông bố tỷ phú -khét tiếng quân phiệt với phụ nữ- cái tên để mẫu giày thiết kế mới nhất của nàng bán chạy hơn mà thôi.
Đã có bao nhiêu gia đình cho con đi học thêm vì chính nó mong muốn như thế hay, chỉ thuần vì ý chí của phụ huynh?
Tự trả lời câu hỏi này, tôi đã tra cứu các website của Viện nghiên cứu giáo dục và của Bộ Giáo dục và đào tạo, tôi chưa tìm thấy đề tài khoa học nào về hiện trạng học thêm hiện nay.
Dư luận xã hội đổ “lỗi” cho giáo viên. Chính một thầy gíao khả kính viết thế này: “Cấm dạy thêm là đúng, để xóa bỏ hành vi tiêu cực của gv khg chỉ ở cấp pt mà có cả ở DH nửa làm tiền một cách trắng trợn trên đầu hs sv.”
Tôi không tin rằng số đông thầy cô đang đi dạy thêm, chính khóa dám cho 1 điểm bài giải 2+2=4 và 10 điểm 2+2=5 hay trận Ngọc Hồi là thời vua Quang Trung 1 điểm và bờ biển Việt nam dài 200km 10 điểm…để làm tiền phụ huynh.
3
***
Một nửa nước Mỹ hiện nay không còn coi ngày Columbus phát hiện ra châu Mỹ là ngày lễ (được nghỉ làm) nữa.
Lý do: Trước Columbus đã có thổ dân sinh sống. Nếu coi ông là NGƯỜI ĐẦU TIÊN, đồng nghĩa việc không coi thổ dân là NGƯỜI.
Thế nhưng nửa kia nước Mỹ vẫn thờ ông. Hai nửa ấy “mặc kệ” nhau, không thóa mạ đả kích nhau.
Nước Mỹ áp không ít đánh giá thời đại vào lịch sử và tự thay đổi mình như thế, Columbus chỉ là một dẫn chứng. Tuy nhiên, luôn có thể tìm được lời giải đáp, thuyết phục hay chưa thuyết phục, hợp logic.
Vì hợp logic nên nó không phá vỡ những quy chuẩn thuộc về đạo đức, ví như ăn quả không nhớ kẻ trồng cây, chẳng hạn thế.
Tôi suy nghĩ rất lâu và chưa tìm ra lý do vì sao dân mình phong Thánh cho Tướng Giáp nhanh đến thế, vì Điện Biên Phủ hay vì Phó thủ tướng phụ trách sinh đẻ có kế họach…
Liệu có phải dân chúng gắn vào ông những ẩn ức phản kháng bởi, chứng nhân của Mậu Thân, Thành cổ Quảng Trị, thảy đều đang còn cả ?
Và tôi thấy ở đây logic an tòan và vô học thức nhất: dân đã thờ thì cấm có sai.
***
Bạn có nhớ từ bao lâu rồi chúng ta không thấy bất nhẫn nữa trước việc mang dị tật bẩm sinh, mang quá khứ mộc mạc của cha mẹ… ra riễu cợt, và rồi kinh doanh, kiếm sống bằng sự riễu cợt ấy? Từ Lệ Rơi, từ càphê Cộng… hay trước đấy nữa ?
Bạn có nhớ từ bao giờ, chúng ta gọi những điều như sự ưa thích thành tích-những thành quả tốt đẹp- là “bệnh” ?
Một chú em, được đi dự ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN THỨ 9 chỉ dám rón rén inbox kể. Tôi mừng ứa nước mắt, sau bao năm tận tụy với việc công, với ôm tiền vợ đi làm từ thiện, rốt cuộc cũng có ngày này. Và tôi vác lên fb khoe.
Vừa bắt tôi gỡ xuống, vừa mắng xối xả, Bà hâm à, bà viết thế để chúng nó chửi tôi à?
Trời ạ, nó xấu hổ khi có…thành tích.
Tôi bảo nó, phải coi đó là cuộc tưởng thưởng của xã hội cho những việc em đã làm, đừng quan tâm đến cái tên gọi vô nghĩa và hình thức tổ chức sáo rỗng của nó.
(Sau đó, tôi xem bằng hết cuộc tôn vinh 200 Người Hùng của đài BBC và ước gì lãnh đạo nước mình nhường hết diễn đàn của Đại hội ấy cho những người ngồi dưới, như Nó, giống BBC. Ước gì truyền thông sau đó thay vì đăng bài phát biểu đầy sáo ngữ sẽ kể những câu chuyện về Nó).
***
Tôi đọc rất kĩ vài bài viết trong một think tank của các thầy Harvard, phân tích về quá trình tha hóa đạo đức và văn hóa ở các nước đang phát triển khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới (như WTO).
Không nơi nào thóat. Nước ít nuước nhiều, trả giá cho quá trình phát triển.
Riêng Việt nam, chúng ta tiếp nhận thể chế kinh tế mới trong tình trạng xã hội phỉ báng chuẩn mực đạo đức của Khổng Tử, đào thải văn minh Pháp và giờ đây, tiếp nhận văn hóa Mỹ trong hoang mang.
Hơn nửa thế kỉ vẫn vu vơ định hình bản sắc văn hóa Việt.
Chúng ta thực sự đang mang bệnh.
Gốc của học thêm, của hàng trăm hiện trạng xã hội khác, từ “bệnh” ấy mà ra.
Những cá thể rất tốt (việc truyền bá kiến thức, nhà giáo, phụ huynh, học sinh) hợp lực tạo ra một sản phẩm tất cả cùng chối bỏ.
***
Có thể dùng biện pháp hành chính để chấm dứt việc học thêm, đuổi việc thấy cô không ăn thua thì bỏ tù.
Nhưng chờ xem, khi đó học thêm sẽ thành học nếm, ngòai giờ.
Nguồn: Beo
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố