Thầy Văn Mù
Hôm nay Ngẫn đi xem bói bàn tay nhá. Cho dù Ngẫn chả chả tin, nhưng vẫn thích mất tý xèng và chìa bàn tay cho anh mắt mù xem thời vận. Hế hế, kệ mịa. Đời là thế. Cứ hâm hấp mới vuôi.
Ông thầy bói tên Văn, Ngẫn cứ gọi nhanh là Văn mù cho máu. Thầy Văn gia cảnh cực đặc biệt. Là cháu nội của ông lang Hào nổi tiếng khắp huyện Tn vào những năm 50- 70 của thế kỉ trước. Nghe nói nhà ông lang Hào giàu nứt đố đổ vách. Kẻ ăn người làm, nhà giàu hơn địa chủ chứ chẳng chơi. Bố thầy Văn mù không theo nghề bốc thuốc bắc mà chỉ có người chú ruột thầy Văn mù theo nghề. Sau này là ông lang Nhiêu cũng nổi tiếng một vùng.
Nói thật là Ngẫn không thích xem bói, nhưng đôi khi người ta vẫn cứ làm những việc mình không thích. Đơn giản vì lúc ấy người ta không còn có gì để thích. Thế thôi. Đưa bàn tay cho cái anh mù, mân mân, mê mê, nghe cũng tởn, nhưng kệ, đời mà. Cũng chả có nhiều lần có cảm giác đặt tay mình vào tay người khác để cho người ta tiên đoán về số phận.
Chẳng biết nghề thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cứu người nó phạm vào đại kị gì, hoặc người hành nghề y đức có gì làm trái với đạo nghĩa làm người mà đời con cháu các ông thầy lang hiếm được tử tế. Huyện TN này có trên đầu ngón tay các ông thầy bốc thuốc, nhưng chỉ có hai ông thầy con cháu tạm gọi đời nối đời phú quí. Còn lại họ đều có những cái kết không có hậu.
Lắm ông chết trong nghiện ngập nghèo hèn, mặc dù đương thời họ vô cùng giàu có. Cũng có vài ông đời con khánh kiệt tha hương, kẻ vào tù ra tội, khốn khó trăm bề.
Nhìn cảnh nhà Văn mù, buồn đến phát nẫu. Tìm mãi chẳng thấy dấu tích vàng son của gần thế kỉ trước. Cái nhà ba gian xây kiểu cũ thấp tè tè. Đồ dùng tất tật đều bụi bặm và cũ kĩ. Nhang án có thờ đến mấy tấm ảnh người chết trẻ. Mắt họ dõi theo từng bước, từng bước của người đi lại trong nhà. Nhìn ghê cả người. Những ánh mắt truyền thần như có linh hồn…. Mấy anh em nhà Văn đều ở đây, tuổi cả ba người đều 50 giở lên mà chưa ai có vợ có chồng, Văn mù xem bói, còn bà chị gái và ông anh cũng đều chỉ trông vào vài tấc đất ruộng. Cuộc sống quá nghèo.
Lại nói về ông chú ruột của thầy Văn mù. Một ông lang nổi tiếng phố Trịnh từ những năm 90 của thế kỉ trước. Khi ấy Ngẫn hãy còn con gái, nhà ông ấy cao to đẹp nhất phố, hai thằng con trai cũng đẹp chả kém gì diễn viên Hàn. Vậy mà cuối đời ông lang Nhiêu cơ cực lắm. Chẳng biết làm sao hai thằng con, thằng thì nghiện, ra tù vào tội suốt, thằng thì lấy tới bốn vợ không thành thân. Người ta bảo ông lang Nhiêu rất giỏi, bệnh nặng gặp thuốc ông chỉ ba thang là thấy chuyển biến rõ rệt, nhưng rồi cứ cầm cự mà không khỏi hẳn, kéo dài kéo dài, tốn tiền tốn sức chán mới tạm ổn. Ông Nhiêu có biệt tài, đàn bà chẩm kinh một tháng, đến ông bắt mạch đã biết con gái con trai. Nghe đồn thổi ông bắt mạch còn chính xác hơn siêu âm đến mấy lần. Lắm người thích con trai, chẩm kinh họ truyền tai nhau đến ông bắt mạch. Tài Vậy nhưng bà vợ và hai thằng con phá gia chi tử, nghe nói hồi đó ông đứng tên vay vỏ đùm đề cứu mấy canh vỡ nợ của vợ con. Cuối cùng ông bất lực uất ức tự bế huyệt đạo của mình mà chết. Cái này nghe ”giang hồ” đồn thôi, chứ cái việc giờ bài vị ông phải đặt trong cái gian quán đi thuê thì ko phải nhời đồn.
Vẫn biết đem tiền cho thòi bói rước lo vào người, kệ, đôi lúc con người ta vẫn thế, niềm tin chẳng biết đặt vào đâu. Đời mong manh quá, em thử đặt 50 k chơi trò cá cược ví thầy mù xem sao…
Ở đời có hai thứ, nghèo và tình yêu là không thể giấu diếm được. Ngày xưa ông nội Văn giàu bao nhiêu, nổi tiếng bao nhiêu thì giờ con cháu đặng gánh nợ khổ sở bấy nhiêu.
Nhớ lại câu chuyện ngày xưa người làng KB vẫn kể, KB có mấy ông lang, Ông Lang Tuy và ông Lang Vinh. Ông lang Vinh cũng giàu có lắm. Nhà mấy đời làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, chả hiểu sao cuối đời ông khổ thế, khánh kiệt, nghèo khổ, dỡ cả mái nhà cổ bán đi để ăn. Ông lang Tuy thì có cậu con trai vừa bé vừa đần, ông giàu có lắm nên mai mối cho lấy vợ cho con mãi trên mạn ngược. Cô dâu đẹp như tranh vẽ. Ông lang Tuy hay đóng cửa trong nhà với nàng dâu mới, bảo rằng truyền nghề thuốc cho cô. Mấy năm sau không hiểu sao ăn sung mặc sướng chẳng phải hầu hạ dạ vâng ai, anh chồng thì cắn hạt cơm không vỡ vợ bảo sao nghe vậy mà rồi cô vẫn bỏ đi. Anh đần chạy theo ra đến đầu làng. Cô vợ quay lại nói mỗi một câu: Anh về mà bế các em anh…
Con người ta sinh ra và chết đi, mọi thứ đã được định sẵn trong phúc phần của mình rồi. Đời ông cha ăn mặn, con cháu khát nước. Ông cha ăn ở bạc ác, con cháu chịu trả nợ đời. Nói thì nói vậy, nhưng nghề thầy lang chữa bệnh cứu người, họ làm gì ác với nhân gian đâu nhỉ?
Đời cũng chả biết thế nào mà lần, nhưng cứ nhìn vào cái những của để dành là đời con cháu các ông Lang để lại cho đời thì ai cũng phải đặt câu hỏi, các ông chắc gieo hạt mầm vào mùa chim sẻ mót thóc đồng, hạt mẩy chim tha đi hết rồi chăng…
Tin cùng chuyên mục:
Bắt Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Tỉnh Bắc Kạn: Cảnh báo về sự tha hóa trong hàng ngũ bảo vệ pháp luật
Về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của Tô Hà
Trò hề của nhóm cờ ba sọc: Buôn hận thù bán ảo tưởng
Hà Nội rực rõ ngày hội văn hóa vì Hòa bình