NÃO TRẠNG BÀI TÀU VÀ HIỂM HỌA AN NINH QUỐC GIA

Người xem: 353

Bài viết của bạn Rachana Sharma

Chiều 29/07 một nhóm Hacker được cho là của Trung Quốc đã tấn công vào hệ thống thông tin Vietnam Airlines. Thống kê sơ bộ cho thấy hơn 100 chuyến bay bị ảnh hưởng, ít nhất 2.000 khách hàng chậm chuyến và hơn 400.000 tài khoản khách hàng đã bị đánh cắp và tung lên mạng. Sự cố không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến uy tín và hình ảnh thương hiệu quốc gia.

Điều đáng ngại là sự cố diễn ra trong bối cảnh não trạng bài Tàu của đám đông liên tục bị mạng xã hội xúi dục và truyền thông kích động. Nhất là sau khi có thông tin nhân viên hải quan Việt Nam ghi chữ ‘f*uck you’ lên hộ chiếu lưỡi bò Trung Quốc.

Rõ ràng hành vi ném đá và khiêu khích Trung Quốc không mang lại bất cứ một giá trị tích cực nào ngoài thiệt hại và đưa Việt Nam vào thế đối đầu trực diện nguy hiểm với Trung Quốc.

Nếu tiếp tục giữ não trạng bài Tàu một cách ngu dốt, cực đoan và mù quáng thì thiệt hại sẽ không chỉ dừng lại ở 2.000 khách hàng chậm chuyến và 400.000 tài khoản bị tung lên mạng mà có thể là 402.000 người bị thương và thiệt mạng thậm chí còn gây nhiều hậu quả trầm trọng hơn khi chiến tranh nổ ra.

Còn nhớ, vào dịp này cách đây tám năm về trước, tháng 7/2009 hàng loạt website Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc bị tấn công gần một tuần vào đúng dịp Quốc khánh Mỹ. Vụ tấn công được coi là nghiêm trọng về quy mô và cường độ khi có ít nhất 26 website ngừng hoạt động, bao gồm cả website của các cơ quan đầu não Chính phủ Mỹ như Bộ Quốc Phòng, Cục Tình báo, Bộ Nội vụ, Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa, Thị trường Chứng khoán New York,… Website của Tổng thống Hàn Quốc, Quốc Hội lẫn Bộ Quốc phòng cũng cùng chung số phận.


Khi đó, mọi nghi ngờ đều đổ dồn vào Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang từ các vụ thử tên lửa của nước này. Giữa lúc hiểm họa chiến tranh tưởng chừng sắp nổ ra, thì bất ngờ trung tâm Bkis của BKAV công bố bằng chứng cho thấy cuộc tấn công có nguồn gốc từ Anh.


Các cuộc điều tra sau đó trên cơ sở chứng cứ của Bkis khẳng định nguồn gốc tấn công xuất phát từ máy chủ đặt tại Mỹ, sử dụng mã nguồn do chính hacker Hàn Quốc phát triển!



Vụ việc trên cho thấy, nếu các bên liên quan thiếu đi sự tỉnh táo và thận trọng thì nhiều khả năng đã có một ‘sự kiện vịnh Bắc bộ’ thứ hai xảy ra.

Trong vụ Vietnam Airlines vừa rồi, nếu chỉ nhìn vào các sự kiện xung quanh và thông điệp để lại thì rõ ràng Trung Quốc là đối tượng tình nghi lớn nhất. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định thủ phạm vụ tấn công vừa qua là do hacker Trung Quốc thực hiện.

Vì nếu đã xâm nhập thành công vào hệ thống thì kẻ tấn công có thừa khả năng tung ra bất cứ thông điệp gì và bằng bất cứ ngôn ngữ gì mà chúng muốn. Hơn nữa nếu là tôi, tôi sẽ chọn cách nằm im càng lâu càng tốt trong hệ thống(cho đến khi nào bị phát hiện) đồng thời âm thầm theo dõi và bí mật chuyển tất cả dữ liệu đã thu được ra ngoài.

Nếu muốn tấn công, tôi sẽ chọn thời điểm tấn công là lúc cao điểm đông khách, nữa đêm, hay thậm chí là lúc giao thừa chứ không tấn công trong giờ làm việc để đối phương có thể nhanh chóng khắc phục.

Từ các nghi vấn trên, không loại trừ khả năng đã có bên thứ ba tính toán thời điểm ra tay để gia tăng căng thẳng. Vừa kích động hai bên lao vào cuộc chiến, đồng thời chào hàng các giải pháp bảo mật triệu dollar.

Sự việc này càng cho thấy, não trạng bài Tàu một cách cực đoan và mù quáng không chỉ đẩy đất nước vào thế đối đầu nguy hiểm với kẻ thù mạnh mà nó còn dễ bị các thế lực bên ngoài xúi dục và trục lợi.

Vậy nên cần thận trọng và hết sức cảnh giác trước những trò khiêu khích, những đòn thù tâm lý chiến, các thủ đoạn kích động và phá hoại tinh vi từ đám tay sai chống cộng lẫn con buôn dân chủ, cũng như các thế lực đầu sỏ, chính trị quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *