Lý do một phóng viên BBC bị rút giấy tác nghiệp ở Việt Nam
Nhà báo Jonathan Head, người vi phạm pháp luật Việt Nam bị rút giấy phép
Một số báo nước ngoài và trang tin trên mạng đưa tin tố cáo Việt Nam “nhập nhèm” trong việc tước quyền hoạt động tại Việt Nam của một nhà báo BBC được phép nhập cảnh và đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama
Lý do bị trục xuất và tước quyền hoạt động báo chí là do ông phóng viên phụ trách mảng Đông Nam Á của BBC này đã hoạt động ngoài chương trình báo chí đã được cấp phép, xong ông ta cãi chày cối rằng, vi phạm này không đúng, vì “Cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó”!?!
Kiểm tra ngay trên facebook của ông Nguyễn Quang A cho thấy, chính ông này đã xác nhận gặp nhà báo trên dẫn đến ông nhà báo bị trục xuất.
Trên thực tế, BBC cho VOA biết, báo này không được phép về Việt Nam đưa tin đoàn ông Obama, như vậy khả năng ông phóng viên trên đã “khoác áo” một tòa báo khác để lọt vào Việt Nam và cố gắng thực hiện việc làm “ngoài chương trình” đúng với ý đồ nhập cảnh của mình, khi bị phát giác, cãi chày cối xong không thoát tội. BBC đến nay không bình luận gì về thông tin này.
Theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về các quy định xử phạt hành chính đối trong hoạt động báo chí, xuất bản, thì hành vi hoạt động ngoài chương trình xin phép của ông phóng viên BBC trên đã vi phạm Điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định vì đã “Hoạt động thông tin báo chí không có giấy phép hoặc không đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;” với mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.
Đồng thời theo Điểm d Khoản 5 Điều 17 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại thì ngoài việc bị xử phạt còn bị áp dụng chế tài bổ sung: “Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Khoản 9 Điều 17)
Bình luận về hành vi của ông phóng viên này, một bạn đọc của VOA đã phân tích rất rành rẽ rằng:
“Chú phóng viên này tác nghiệp phạm pháp, vi phạm quy định của pháp luật VN, bị pháp luật VN trừng phạt. Chú này không thể giở cái quẻ lắc léo qua mặt chính quyền VN.
Sự kiện này cho thấy VN ngày nay thật sự là đất nước có chủ quyền quốc gia, độc lập, có chủ quyền, và hoàn toàn tự chủ.
Tác nghiệp báo chí kiểu chú này chắc chắn khi về lại Anh quốc, chú sẽ bị BBC giáng cấp, mất tín nhiệm. Không cần nói nhiều, giải thích lung tung, chú này tác nghiệp phạm pháp và bị tóm tại trận. Điều này chứng tỏ trình độ nghiệp vụ của chú này quá non nớt.
Chú này có thể thành công, qua mặt với chính quyền của các quốc gia có trình độ an ninh lỏng lẻo. Nhưng, chú này quên rằng chú đang tác nghiệp ở VN, một đất nước đủ an ninh cho một lãnh đạo quyền lực nhất thế giới như Hoa Kỳ có thể ra phố ăn tối như mọi người dân bình thường khác. Điều này chứng minh đây là đất nước có an ninh. VN không những là đất nước có trình độ bảo vệ an ninh yếu nhân an toàn tuyệt đối, mà còn là quốc gia có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Qua rồi, qua lâu rồi ba cái trò tác nghiệp lừa đảo kiểu những hình ảnh “bịt miệng cha Lý”. Chú đến VN để tường thuật chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự thật là chú đi phỏng vấn những nhân vật mà chú không được phép phỏng vấn nhằm bóp méo sự thật, rồi lu loa trên truyền thông. Ở đâu cũng vậy. Ở Mỹ hay VN, không ai cho phép chú tác nghiệp lắc léo như thế”
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật