CÁ NỤC NHIỄM PHENOL KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE

Người xem: 176

Cá nục nhiễm Phenol không ảnh hưởng đến sức khỏe

http://phapluatxahoi.vn/xa-hoi/ca-nuc-nhiem-phenol-khong-anh-huong-den-suc-khoe-112731

(PL&XH) – Liên quan đến thông tin cơ quan chức năng phát hiện nhiều mẫu cá nục ở Quảng Trị nhiễm Phenol, chiều 13/6, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định: Với hàm lượng trên và theo mức tiêu thụ cá của người Việt thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long, ngay sau khi nhận được thông tin Quảng trị 6 mẫu cá nục trong đó có 1 mẫu có hàm lượng phenol 0,037mg/kg cá. Đồng thời trước thông tin Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị nói đây là chất độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và yêu cầu tiêu hủy, Cục đã yêu cầu Quảng Trị báo cáo…

Phenol là chất rắn không màu, màu trắng, có thể dạng dung dịch, được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên, được sử dụng trong ngành công nghiệp có ở nước, không khí, thậm chí trong nước ngầm cũng có phenol. Người có thể qua không khí (hít thởi) qua đất, nước…và trong môi trường làm việc (tại những cơ sở sản xuất nolon, nhựa,… đều có phenol).

Đối với thực phẩm, ông Long cũng cho biết phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men. Phenol có tự nhiên trong thực phẩm, đặc biệt trong một số trái cây cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao… thậm chí sữa cũng có thể có sẵn. Ảnh hưởng của phenol đối với sức khỏe theo các nghiên cứu hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy penol gây ra ung thư, viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan Quản lý môi trường Mỹ không xếp phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người.

Tuy nhiên, với mức phát hiện 0,037mg so với 0,18mg, nếu trung bình một người Việt nặng 50-50kg, mỗi ngày ăn 2 lạng cá có chứa chất này vẫn ở dưới mức 0,18 thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trở lại công bố của Quảng Trị, việc lấy mẫu và phát hiện phenol chỉ 1/6 mẫu. Điều này cho thấy số lượng mẫu rất ít. Hiện các mẫu đang được kiểm tra lại, giả sử kết quả vẫn như vậy thì không ảnh hưởng.

Cùng nhận định này, Phó giáo sư-Tiến sỹ, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm cho rằng, cá nục nhiễm phenol không quá đáng ngại, phenol là chất độc nhưng có thể tan trong nước, bài tiết một phần qua da và nước tiểu nên ăn lượng nhỏ không quá đáng ngại.

Theo PGS Thịnh, cá nục tại Quảng Trị nhiễm phenol có thể do nguồn nước biển ô nhiễm, trong trường hợp ô nhiễm đặc biệt khiến cá bị nhiễm phenol. Trường hợp này không nhất thiết phải tiêu huỷ vì 30 tấn cá rất nhiều tiền, hợp chất phenol rất dễ hoà tan trong nước, nên có thể xử lý bằng cách giã đông cá tự nhiên. Hoặc có thể, do người dân cố tình đưa phenol vào cá để bảo quản vì phenol có khả năng khử trùng. Trường hợp này phải xử nghiêm vì vi phạm pháp luật.

Người dân không nên quá hoang mang, nếu gia đình nào cẩn trọng, khi mua cá về để giã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có phenol sẽ tan ra. Đặc biệt nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn, Phó giáo sư Thịnh đưa ra lời khuyên.

Vân Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *