Chuyến công du lịch sử của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sang Việt Nam trong vài ngày vừa qua đáng lẽ phải là “một cơ hội vàng” đối với các anh Cờ vàng hải ngoại và đám rân trủ giả cầy trong nước.
Đặc biệt là trong bối cảnh thời điểm công du diễn ra nối tiếp ngay sau các vụ việc mà họ đã dày công chuẩn bị, như các vụ việc “biểu tình cá chết”; “tẩy chay bầu cử” và hiện nay là “Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực”.
Họ kỳ vọng vào chuyến thăm của “ông chủ” Obama những gì?
Lợi dụng vụ “cá chết dọc bờ biển miền Trung”, họ ký “thỉnh nguyện thư cá thối” đăng trên trang web của Nhà Trắng, đòi “chính phủ liên bang Mỹ can thiệp bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm”.
Theo lịch trình chuyến thăm, vào buổi sáng ngày 24-5, ông Obama có cuộc gặp đại diện “một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam” tại khách sạn JW Marriott – Hà Nội, họ muốn ông Obama phải trao đổi về “các vấn đề chính trị, về bầu cử Quốc hội, về một số điều khoản trong Bộ Luật Hình sự, thậm chí là về… Hiến Pháp 2013”.
Và xuyên suốt, vẫn là chuyện “dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”. Họ muốn ông chủ Obama của họ hoặc nói “không”, hoặc chí ít cũng phải biết “mặc cả” với chính quyền Hà Nội, đế đổi lấy cái gọi là “sự cải thiện nhân quyền”.
Cho nên, trước khi Obama sang Việt Nam, Phạm Viết Đào còn hý hửng đặt tít bài: “Đừng mơ dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nếu không thực hiện cam kết nhân quyền”.
Cẩu nô Nguyễn Lân Thắng thì: “Mong muốn chính phủ Mỹ đặt các điều kiện cụ thể trong tiến trình bán vũ khí cho Việt Nam, đặc biệt là về việc cải thiện nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí, chấm dứt việc đàn áp những người bất đồng chính kiến và trả tự do ngay cho các tù nhân chính trị vô điều kiện.”
Đó là những “thỉnh cầu”, nói cách khác, là việc níu kéo, là việc “cắn gấu quần” của đám cẩu nô với người chúng coi như “ông chủ”.
Bây giờ hãy điểm lại xem trong chuyến đi Việt Nam, Obama đáp ứng được gì?
Về chuyện “cá chết miền Trung”, có lẽ Obama đã OK, number one với nội dung bản trả lời trên bloc này nên đã lờ tịt các thỉnh cầu của đám “thỉnh nguyện thư cá thối” (?). Không hề thấy Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam hay đả động đến chuyện đòi cho chuyên gia đến Vũng Áng để cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Trớ trêu và thâm thúy hơn cả, việc duy nhất mà Obama làm trong chuyến thăm có “liên quan đến cá”, lại là sự kiện đến thăm và hào hứng cho cá ăn tại ao cá Bác Hồ trong Khu di tích Nhà sàn.
Việc thứ hai, thì đúng là vào buổi sáng ngày 24-5, ông Obama có dành hẳn ra, những “nửa giờ đồng hồ” để tiếp các đại diện của “một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam”.
Tại đây, Obama đã gặp gỡ sáu vị, gồm ông Lê Quang Bình (Đốc Bình bốc thuốc – Viện iSEE), ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).
Bà Oanh kể lại (với BBC):
“Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT (người đồng giới, lưỡng giới tính), cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn.”
Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.
Nghe lề trái đồn, các nhà rân trủ như Nguyễn Quang A, Hà Huy Sơn, Đoan Trang … bị an ninh Việt Nam ngăn cản không cho đến dự. Nhưng theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng từ một bác sĩ thú y, thì chính an ninh Mỹ và Obama cũng rất ngại tiếp xúc với các vị này, lý do đơn giản là vì họ chưa nhận được báo cáo đầy đủ về việc chích ngừa của các vị chuyên gia “xã hội gây sự” này (chắc là Rabie-R, mỗi năm nhắc lại một mũi).
Cho nên, bà Oanh nói thêm: “Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.
Đã vậy, ngay sau cuộc gặp nói trên, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trước 2.300 người Việt Nam ngồi trên những hàng ghế nhung đỏ, Obama tuyên bố như tạt mẻ vào mặt đám cẩu nô: “Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên nước khác” và sau đó, ông nhận được một tràng vỗ tay kéo dài.
Chẳng những thế, Obama còn nói thêm, ngay cả ở Hoa Kỳ, chúng tôi cũng“còn xa mới hoàn hảo, với nhiều vấn đề như “quá nhiều tiền trong nền chính trị” hay vấn đề “thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự” và “bất bình đẳng giới”.
Việc thứ ba và là sự kiện quan trọng nhất, là việc “xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam”. Với tầm tư duy nô tài, nhiều năm nay, đám cẩu nô vong bảnthường “lạy Cha chúng con ở trên trời”, cầu nguyện cho nước Mỹ mãi mãi không dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt nam, những mong sao cho Việt Nam luôn kém thế trong tương quan quân sự với người Tàu. Có vậy, một khi có tranh chấp xảy ra mới là cơ hội để cẩu nô “đục nước béo cò”. Điều này từng được chứng minh qua “tư duy chiến lược” của ông “xuýt tổng thống” Cù Huy Hà Vũ” kèm theo “nỗi buồn” của các nhà rân trủ đầu đàn, khi mà dàn khoan HD 981 của Tàu rút ra ngoài vùng tranh chấp.
Thế nhưng, cũng ngay trong ngày đầu tiên của chuyến công du (23-5), Obama đã bất ngờ công bố quyết định về việc xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam và coi đó là “bước đi xóa bỏ rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù”.
Đến cái tuyên bố nói trên của Obama thì thật là quá sức chịu đựng của các cẩu nô, phần lớn đều nghẹn ngào uất ức chửi thầm, chỉ một vài chú ẳng lên được đôi tiếng, cho rằng quyết định này là “thất sách”, là “quá sớm” hoặc “đáng buồn.”
Nguyễn Vũ Bình thở than: “Tôi cảm thấy rất buồn vì việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương nhân dịp Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam, đúng ra phải là một cơ hội lớn gây sức ép lên nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trên vấn đề nhân quyền”.
Cẩu nô Nguyễn Đình Hà sủa ngược lên “ông chủ”:
“Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!
Tôi xin nhấn mạnh lại: chúng ta cần cả hai, nhân quyền và chủ quyền quốc gia! Lệnh cấm vận vũ khí có thể dỡ bỏ một phần hoặc toàn phần, nhưng điều kiện vẫn là nhân quyền phải được bảo đảm và chấp thuận theo gói, theo luật xuất khẩu vũ khí của Mỹ đấy nhé”.
Cẩu nô Phạm Chí Dũng chuyển sang “bắt vạ” cả nước Mỹ: “Nhưng vấn đề không còn nằm ở cá nhân Obama, mà là thể diện của cả nước Mỹ. Ngay sau khi chính phủ Mỹ đưa ra quyết định lịch sử bãi bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận vũ khí dành cho chính quyền Việt Nam, chính người Mỹ đã bị giới tráo trở nhân quyền chơi một vố đau điếng”.
Hế hế!
Các chú cẩu nô quên tiệt rằng nhà luyện cẩu nhiều kinh nghiệm Richard Nixon đã từng dạy: “Làm quái gì có chuyện cái đuôi chó lại đòi điều khiển cái đầu con chó được”. “Cái đuôi chó” mà Nixon ám chỉ ở đây, là Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy là đương kim Tổng thống nền Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa của các chú đấy!
Nhưng thôi, bây giờ xin chuyển sang cái “thỉnh nguyện” thứ tư, cái này vui phết, nhưng ở trên chưa vội nói tới.
Số là theo lịch trình công du, khi Obama vào Sài Gòn, ông muốn đến thăm chùa Ngọc Hoàng (còn có tên là chùa Phước Hải), một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi biết tin này, nhà rân trủ lừng ranh là “ráo xư” Tương Lai đã lập tức gửi một bức thư cho Đại sứ Mỹ Ted Osius. Thư khẩn, “cấp bách”, đề ngày 22-5-2016, gửi rồi còn đăng công khai trên trang Bọ xít.
“Tp Hồ Chí Minh ngày 22.5.2016
Kính gửi Ngài Đại sứ Ted Osius,
Đã từng quen biết và tin tưởng ngài qua những lần tiếp xúc với Ngài và với những quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn trao đổi với Ngài một vấn đề mà theo nhận thức của tôi là hết sức cấp bách và tế nhị vào dịp Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam và thăm TP Hồ Chí Minh…”.
Buồn cười là từng quen biết và tin tưởng với Ted Osius nhưng “ráo xư” Tương Lai, chắc vì thấy chưa đủ đô và muốn bơm thêm liều thuốc “tăng trọng” cho bức thư, nên ông không viết nó với tư cách cá nhân, mà vẫn dùng chức danh kiếp trước“Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt”. Ngoài ra “ráo xư” còn mượn tạm thêm danh hiệu của ông Cao Huy Thuần một Giáo sư thực thụ đang giảng dạy tại Pháp, dưới danh nghĩa là một“đồng tác giả” bức thư.
Có gì mà hết sức cấp bách và tế nhị? Thì ra nội dung bức thư cũng vẫn chỉ là một “thỉnh nguyện thư” gửi đến Obama, lẵng nhẵng kéo gấu quần ông chủ, lạy ông, xin ông đừng bước chân vào cái chùa này.
Tại sao? Thì vì sau khi khẩn trương “tra cứu” (trên Wiki), ngài “ráo xư” biết được chùa này có nguồn gốc do người Hoa xây dựng nên, tuy đã có hơn 100 năm tồn tại trên đất Việt. Mà chùa lại thờ ông Ngọc Hoàng và v..v… gì đó.
Ông “ráo xư” mải mê tố cáo (kỳ thị) đối với cái chùa của người Hoa, mà quên rằng ở đất Sài Gòn còn cả những chùa của người Miên, người Chăm, Ấn giáo, đạo Hồi. Đó là chưa kể đến một đống các nhà thờ, từ thật sự vinh danh Chúa cho đến cái tổ quỷ như Dòng Cứu thế Kỳ Đồng. Nếu Obama đến đó hẳn ông “ráo xư” đã khỏi cần “théc méc”.
Và “ráo xư” Tương Lai, trong lúc khẩn cấp “cắn gấu quần” ông chủ, ngài cũng quên tiệt quá khứ và hiện tại. Rằng Obama, sinh ra ở Hawai, học tiểu học tại Indonesia, trở thành công dân Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (đa chủng), và vẫn tự hào là Tổng thống Hoa kỳ đầu tiên có gốc gác Phi châu (Kenya). Thêm nữa, cả nhà ông theo đạo Tin Lành. Vậy thì, một người như Obama, có lý do gì mà “tẩy chay” chùa Ngọc Hoàng?
Thế thì, giả sử Ted Osius có chuyển thư ông Tương Lai đến ông chủ Obama. Đọc xong, thế nào Obama cũng cười khẩy:
Ơ kìa, đã bảo là nhân quyền mà lỵ! Thế thì đèo mẹ, tao thăm đâu, đạo gì, thờ ai? Kệ tía tao!
Mắc mớ mẹ gì đến lũ cẩu nô chuyên cắn gấu quần chúng mài!
Nói chuyện với giới trẻ Việt Nam hôm 25-5, Obama cho biết đã từng ăn thịt chóa. Các cẩu nô cần cảnh giác!
Tin cùng chuyên mục:
Nga – Ukraine: Cuộc chiến đi đến hồi kết và những tính toán của Mỹ và Phương Tây
Chuyện ăn mày dĩ vãng của Mạc Văn Trang
Có các Hội nhà văn để làm gì?
Chính phủ Pháp bị lật đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm