LÀM GÌ KHI MỘT THÔNG ĐIỆP BỊ BÓP MÉO?

Người xem: 169


Chào các anh chị nhà báo,

Em xin hỏi quan điểm của các anh chị về việc làm như thế nào đối với một thông điệp bị bóp méo nhưng giờ đang trở nên phổ biến là “CHỌN CÁ HAY THÉP”. 

Em xin trình bày 2 phần, là nhận định và câu hỏi.

NHẬN ĐỊNH:

Em xem kỹ lại video thì là cách đưa tin cố ý gây hiểu nhầm ở 2 điểm. 

1. Về phạm vi vùng không còn cá

Câu hỏi được đặt khi bảng còn TRẮNG, sau đó ông Phàm đã vẽ ra phạm vi vịnh mà Formosa được cấp để xả thải, và ông ấy chỉ nói về chuyện cá tôm trọng phạm vi vùng biển ông ấy vẽ, tức là Formosa đã khoanh vùng theo như được cấp phép 

Cách trả lời của ông Phàm bám vào những vùng cụ thể mà Formosa đã được cấp để khai thác, sử dụng: vùng nào xây nhà máy thì ko còn đất trồng lúa, vùng (nhỏ) biển xả thải thì cá tôm rời đi. VTC14 cố ý đưa tin như thể có nhà máy thép xả thải thì không còn cá tôm trên cả VÙNG BIỂN RỘNG LỚN – mà ông Phàm không hề nói thế, ông ấy chỉ nói cho phạm vi vùng xả thải mà Formosa khoanh vùng.

2. Về mức độ nghiêm trọng của việc đánh đổi

Phóng viên chỉ hỏi về chuyện thợ lặn không còn thấy cá tôm, nên ông Phàm mới nói về việc đánh đổi (không còn cá trong phạm vi biển khoanh vùng cho việc xả thải), chứ phóng viên KHÔNG hề nhắc đến chuyện cá chết hàng loạt hay thảm họa môi trường, mà em cho rằng khi trả lời trong video ông Phàm cũng chưa biết.

Em thấy đây là một tình huống gài bẫy phỏng vấn và bóp méo truyền thông, đưa thông điệp cắt ghép bối cảnh để tạo sóng phẫn nộ:

(1) ghép từ khoanh vùng biển xả thải nhỏ, thành vùng biển rộng lớn theo cách hiểu của cộng đồng mạng

(2) ghép từ câu hỏi chuyện thợ lặn không còn thấy cá tôm, thành chuyện cá chết hàng loạt (mà ông Phàm có thể ko biết khi trả lời)

CÂU HỎI:

1. Từ góc độ nghề nghiệp báo chí, anh chị thấy video clip này có vi phạm kỹ thuật, phương pháp, nguyên tắc hay đạo đức nghề nghiệp không? 

2. Nếu clip này có vi phạm, thì thông điệp “CHỌN CÁ HAY THÉP” có phải là một thông điệp giả dựa trên quá trình bóp méo và cắt ghép bối cảnh không? 

3. Nếu đó là thông điệp giả, thì việc phổ biến thông điệp đó có tạo ra nhiều sự méo mó, sai lệch cho nhận thức cộng đồng không? 

4. Nếu thông điệp có gây méo mó nhưng đã phổ biến, có giải pháp nào tác động lên tình hình đã xảy ra không? 

5. Có luật hay văn bản pháp lý nào khác điều chỉnh vi phạm (nếu có) như đã chỉ ra ở câu hỏi 1 không?

6. Cơ quan hành pháp nào kiểm soát đúng sai trong hoạt động báo chí?

Em xin cảm ơn anh chi đã dành thời gian đọc và hướng dẫn.

Edit 1: bỏ câu nói cảm tính cá nhân em thương ông Phàm, vì không liên quan ở đây

Edit 2: thay link youtube bằng link chính thức bài gốc 

Edit 3: link youtube đã được lưu vào bài đăng, nhưng link bài gốc có trong nội dung viết trong lời dẫn.

********************

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *