FB Trâu Ruồi
Sinh ra trên mảnh đất khắc nghiệt, dân quê cậu quen ăn to nói lớn. Ăn sóng nói gió. Không sành nịnh hót, dối trá. Có gì nói vậy. Con người quê cậu cứ chân chất như củ sắn, củ khoai. Trước các biến cố lớn ủa cuộc đời, họ nhìn nhận và giải quyết mọi cái thật đơn giản. Đơn giản đến dễ thương…
Mấy bữa rày, trên face, nhiều thím nói đến biểu tình. Vận động, rủ rê, ca ngợi có. Bức xúc, phản đối cũng nhiều. Người thực lòng lo lắng cho môi trường không ít. Kẻ ăn theo, lợi dụng vụ cá chết để đục nước thả câu cũng nhan nhãn. Số a dua, chạy theo bầy đàn cũng lắm, thậm chí là cả vài trí thức, học “giả” đã bạc trắng cả đầu, mà vốn xưa nay cậu vẫn kính nể, cũng chạy theo hò hét… Thật bát nháo!
Nhân ngày nghỉ, một mình một ngựa, cậu xuống bãi biển, vào mấy làng chài, đi thăm anh bạn và cũng nhân tiện thực địa một chút. Ấn tượng đầu tiên là người ta không mấy cảm tình với cánh báo chí. Có lẽ là dư âm của clip “cá chết sau hai phút ” vẫn còn đâu đây! Chỉ khi có người quen biết rõ cậu không liên quan gì đến báo chí, thì họ mới ngập ngừng trải lòng. “Các chú nớ lựa bầy tui. Dân tui đạ điêu đứng rồi mà họ còn mần cho thêm khộ…”
Bãi biển Thiên Cầm vắng lặng hơn mọi khi. Không nhiều người tắm. Nhà hàng vẫn có khách nhưng chẳng tấp nập như thời điểm này những năm trước. Những ngày nghỉ này, nhiều gia đình lên Kẻ Gỗ, ra Thạch Hải, Hộ Độ mà không xuống Thiên Cầm. Qua Vũng Áng, những cửa hàng đặc sản tấp nập là vậy mà giờ đây chỉ lác đác người qua lại. “Không nói hết nựa chú nà. Cá chết mà bầy tui cụng ngắc ngoải…”, một người dân buồn rầu nói với cậu khi được hỏi về chuyện làm ăn.
“Dân mần ăn như tui chỉ mong nhà nước sớm tìm ra nguyên nhân cá chết, biển trở lại bình thường như xưa để sinh sống thôi. Bầy tui nỏ tranh đấu, biểu tình chi cả. Vì có được chi mô, thêm mất công mất buổi, mà khung khéo rồi công an rờ đến, thêm khộ”-một bác ngư dân làng chài Kỳ Lợi trải lòng khi cậu hỏi: có ai đi biểu tình, biểu tiếc gì không? Một chị nhà ven đường khi bọn cậu tạt vào xin nước uống và hỏi về chuyện biểu tình, sau cái nhìn thăm dò, chỉ thủng thẳng: “hôm trước, có một chú đến có nói đến chuyện đi đấu tranh sẽ có quyền lợi, nhưng mà nhà chị nói: chuyện cá chết, có nhà nước lo. Bọn tui thì biết chi mà đấu với tranh. Nghe mô chú nớ mấy hôm sau công an bắt rồi…”. Đến nay, hầu hết dân làng chài ven biển Kỳ Anh đã ra khơi trở lại. Cuộc sống của bà con ngư dân cơ bản đã ổn định. Những can thiệp, hỗ trợ của chính quyền đang phát huy tác dụng.
Trên đường về, cậu ghé vô một quán nước bên đường. Quán vắng khách. Thấy cô chủ quán ngồi lướt face trên điện thoại và khá thân thiện, cậu hỏi: có gì vui trên face không em? Cô ấy vô tư: “nhiều chuyện lắm. Mà sao mấy hôm nay toàn thấy người rủ nhau, hẹn nhau đi biểu tinh? Mà có được cái chi mô anh hè?”. “Thế em có đi không?”. “Có cho tiền em cũng không đi!”- cô ấy có vẻ bực mình , trả lời dứt khoát. Cậu buột mồm: “Thế em cứ ngồi mà chờ dân Hà Nội, Sài Gòn biểu tình đòi quyền lợi cho à?”. Cô ấy cáu thật sự: “dân nhà em không cần họ biểu tình biểu tọt chi cả mô. Biểu tình không mần cho cá biển sống lại. Biểu tình cụng nỏ giúp mẹ em bán được cá. Có giúp thì họ về đây mua cá khi thuyền cha em đi khơi về nì…”. Tôi cười. Cười mà cảm thấy cái mặt mình sường sượng…
Đường về nhà với cậu hình như ngắn hơn với những bài dân ca da diết: chơ đi mô rồi cụng nhớ về Hà Tịnh, nhớ núi Hồng Lịnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng quê ta…
P/s: Ảnh: Cá và Em.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’