LâmTrực@
1.
Nếu không xảy ra chuyện, dân không bất bình, chắc chắn Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài – Môi không thể làm nhanh được như thế này.
Ngày 29/4, các cơ sở của Tổng cục Môi trường đã lấy mẫu nước ở nhiều điểm, nhất là các khu vực bãi tắm, mỗi ngày 2 lần.
Ngày 1/5 đã công bố kết quả: chất lượng nước biển đạt chuẩn kỹ thuật Quốc gia, bảo đảm phục vụ con người tham gia thể thao, giải trí dưới nước biển. Các bãi tắm biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã đông vui trở lại. Du khách và bà con sở tại thoải mái thưởng thức hải sản tươi sống.
Thông điệp “chất lượng nước biển đạt chuẩn kỹ thuật Quốc gia, bảo đảm phục vụ con người tham gia thể thao, giải trí dưới nước biển” đã xóa tan những nghi ngờ, lo lắng; chặn đứng những phát ngôn, hành động của những kẻ cố tình xuyên tạc sự thật vì mục đích xấu.
Trước đó, thảm họa cá chết xảy ra, Bộ Tài – Môi lúng túng, các sở cũng lúng túng. Chính sự lúng túng, chậm chạp lề mề và thiếu minh bạch làm người dân lo lắng, kẻ xấu có cơ hội lợi dụng “đục nước béo cò”.
2.
Cùng lúc, tại TP HCM, kể từ khi khánh thành, bệnh viện Củ Chi tê liệt, nhưng ngay sau khi bị Bí thư Thăng “cạo gió”, Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra một kế hoạch tài tình chỉ sau 1 đêm.
Ngay sau khi bị Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phê bình, một bệnh viện huyện, vốn “đêm trước” còn đang tê liệt, không trang thiết bị, vỏn vẹn 14 bác sĩ… bỗng chốc “vỗ cánh thành thiên nga” với hàng loạt giải pháp như mơ được Sở Y tế TP.HCM cấp tập đưa ra.
Kết quả, chỉ sau một đêm ngủ dậy, 13 phòng khám vệ tinh đã bắt đầu hoạt động, với 2 phòng khám nhi, 4 phòng khám nội, mỗi chuyên khoa sản, ngoại, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng có 1 phòng khám. Tiếp theo, từ ngày 4.5, đưa vào hoạt động 7 khoa vệ tinh nội, ngoại, sản, nhi, y học cổ truyền-phục hồi chức năng, liên chuyên khoa mắt – răng hàm mặt – tai mũi họng và cấp cứu – hồi sức tích cực tại Bệnh viện huyện Củ Chi.
3.
Từ 2 sự việc trên cho thấy bộ máy hành chính của ta chậm chạp và lười nhác. Nói không ngoa, công chức của ta kém chủ động, thiếu tự giác và thiếu trách nhiệm. Chỉ khi bị dồn ép hoặc đòn đau từ cấp trên mới cuống cuồng ngược xuôi lo công việc.
Người viết nghĩ rằng, những sự kiện như cá chết, bên cạnh những thiệt hại về vật chất và tinh thần, thì cái được cũng không hề nhỏ, đặc biệt là về nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức và người dân trước các thảm họa môi trường.
Trên bình diện khác, sự quyết liệt, bản lĩnh, không né tránh của người lãnh đạo cũng là một trong những tác nhân thức tỉnh bộ máy đang trì trệ hiện nay.
Mong rằng, tất cả các bộ ngành đều có những chuyển biến như vậy để người dân được nhờ.
Tin cùng chuyên mục:
Chuyện ăn mày dĩ vãng của Mạc Văn Trang
Có các Hội nhà văn để làm gì?
Chính phủ Pháp bị lật đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Hà Nội: Hơn 2,18 triệu lượt khách và sức hút khó cưỡng