DỰ ÁN THỦY ĐIỆN DỌC SÔNG HỒNG

Người xem: 157


Dự án thủy điện dọc sông Hồng đang gây tranh cãi kinh hãi, chủ đầu tư là anh Xuân Thiện, member của ThaiGroup aka Xuân Thành, người từng đầu tư rất nhiều nhà máy thủy điện tích năng, chúng ta bật được máy sấy tóc trong giờ cao điểm là nhờ công anh, xin cám ơn. Dự án của anh đang bị phản đối ầm ầm ngang với hồi người Pháp khởi công xây cầu Long Biên khiến tôi rất là điên.

Đa phần nhân dân băn khoăn chủ đầu tư với vốn điều lệ 1200 tỉ đồng không thể huy động được hơn 7k tỉ tức 30% đối ứng, điều này chứng tỏ các bạn không hiểu gì về kinh tài, vốn điều lệ là một con số hoàn toàn không liên quan đến năng lực vốn của doanh nghiệp (mời gúc xem vốn điều lệ là gì). Tôi nhẩm nhanh chỉ nguyên nhà máy xi măng Xuân Thành của chủ đầu tư, với công suất 10 triệu tấn, thì doanh thu hàng năm chỉ từ xi măng đã hơn 10k tỉ, và đây mới chỉ là thu nhập từ 1 ngành kinh doanh.

Nhiều anh chị cũng lo rằng xây đập thủy điện thì sông Hồng sẽ khô hạn, điều này là không có cơ sở, vì bản chất của đập thủy điện là cái hồ giữ nước chứ không có chức năng thấm hút như băng bịt bướm siêu mỏng cánh xòe, nó điều tiết chứ không lấy nước đi. Để sản sinh ra điện thì sau khi tích đủ nước, nó cần xả ra để chạy tuabin, chứ họ có giữ nước lại để đóng chai bán đéo đâu? Mà kể cả đóng chai thật, thì trước sau nước cũng sẽ lại róc rách tuôn ra hoà vào dòng chảy, để con sông lịch sử thêm đỏ nặng phù-sa màu mỡ, cho dù là tích trữ bằng đập bê tông hay bàng quang thì cũng đều cũng sẽ xả ra vào một lúc nào đó, chắc chắn là không mất đi đâu giọt nào.

Một số bạn khác lại tâm-tư rằng việc cắt khúc sông Hồng và thu phí sẽ ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, vấn đề này, rất may tôi lại là một chuyên gia về đường sông, và có thể khẳng định dự án sẽ chỉ mang lại tác động tích cực hơn cho đường thủy sông Hồng.

Các anh chị liu í là sông Hồng trong tưởng tượng của các anh chị là cái sông đỏ quạch toàn lục bình với cứt trôi vật vờ như tàu không số mà các bác hiu trí Long Biên hay ra tắm tiên chiều muộn, nhưng đéo hẳn là vậy nha. Nước đó không chỉ có sông Hồng, mà là tổng hợp của 3 con sông gồm sông Đà, sông Lô và sông Hồng đoạn chảy từ Vân Nam sang. Nơi giao cắt của 3 con sông này chính là quê hương của cá Anh Vũ huyền thoại nguyên liệu chả cá Lã Vọng lừng danh.

Và ngay ở hiện tại, đập thủy điện Hòa Bình bản thân nó đã như một chiến lũy sừng sững cắt đôi dòng chảy ở thượng nguồn sông Đà, không tàu bè nào có thể đi qua. Điều này đồng nghĩa với 1/3 đến 1/2 lượng nước của sông Hồng hiện nay đã đang được điều tiết bởi một đập thuỷ điện kiểu cũ với cột nước cao như nóc nhà Kaengnam. Đập thuỷ điện cột nước cao thường cao tới cả trăm mét, gây ngập ở trên đập và hạn hán ở dưới đập, làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng tới 1 vùng rộng lớn với đông đảo dân cư. Như đập thuỷ điện Hoà Bình cao tới 128 mét, công suất gần 2000 MW và phải di dời hàng vạn đồng bào vùng cao tới nơi tái định cư phục vụ dự án, tương tự với thuỷ điện Sơn La.

Nhưng đập thuỷ điện của anh Thiện là đập cột nước thấp, tuabin cao chỉ 2-2,5 mét với công suất tuabin nhỏ chỉ vài chục MW và hoàn toàn không làm thay đổi dòng chảy của con sông. Ở Nhật Bản, người ta đã ứng dụng công nghệ này, thu nhỏ nó thành những chiếc máy phát điện thuỷ năng mini đặt được vào một con suối và đủ cung cấp điện năng cho vài chục hộ gia đình. Với mực nước thay đổi trong lòng hồ chỉ 0,5 mét mỗi ngày, thì thậm chí chưa ảnh hưởng bằng kỳ nghỉ 30/4-1/5 khi 1/2 dân số rời Hanoi đi biển miền Trung ăn mực Formosa khiến nước sông Hồng xuống thấp kỷ lục do thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt thải ra của mấy triệu đồng bào mõm vẩu.

Về mặt giao thông, hệ thống đập thuỷ điện này nếu được xây dựng, sẽ làm giảm chênh lệch mực nước 2 bên của thuỷ điện Hoà Bình, và với 1 âu tàu đủ lớn, tàu bè có thể đi qua dễ dàng. Hãy nhìn cách người Panama thần thánh giải quyết vấn đề chênh lệch mực nước biển giữa hai đại dương và biến eo đất bé teo trở thành tuyến đường thủy nhộn nhịp bậc nhất quả địa cầu.

Tuyến thủy lộ này sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế chưa từng có trong lịch sử cho cả vùng Tây Bắc. Trước đây để vận chuyển hàng hóa đủ phục vụ nhu cầu cho khu vực vùng cao, chúng ta cần đến hàng nghìn xe tải ngày đêm lần mò theo những cung đường tử thần ven núi, sịp ren Ninh Hiệp 5k/kg khi lên Mù Cang Chải sẽ đắt hơn khố lụa của già làng, một tuyến đường thuỷ sẽ kích thích kinh tế cả khu vực phát triển là điều không cần bàn cãi. Các bạn ác vừa thôi, giàu rồi thì để đồng bào dân tộc phát triển cùng với.

Một mối lo nữa là thay đổi mực nước sẽ dẫn đến xâm nhập mặn, thật không may các cửa biển của Sông Hồng như Ba Lạt, Ninh Cơ hay cửa Đáy, đều đã nhiễm mặn từ rất lâu, cư dân quanh vùng đó chuyên canh cói, thủy sản và sú vẹt, nếu nhìn thấy cây lúa, họ thậm chí tưởng là cỏ dại nuôi trâu, nên ảnh hưởng tới an ninh lương thực là rất hạn chế.

Trăn trở cuối cùng là tuyến đường sẽ kích thích hoạt động buôn lậu hay thậm chí nguy hiểm cho an ninh cuốc gia. Đây là vấn đề lớn lao, cần những hội thảo của các chuyên gia thương mại tiểu ngạch hàng đầu Tân Thanh và Móng Cái mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Nhưng dễ thấy, hệ thống đường sông sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu tàu bè buộc phải sử dụng âu tàu, chỉ cần kiểm soát ở 6 nút thắt chiến lược này, thì những nguy cơ sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.

Đây là một siêu dự án và cần nghiên cíu thật kỹ càng, bản thân tôi không hề phản đối các bạn đang phản đối. Nhưng muốn chống lại cái gì lớn, thì iêu cầu đầu tiên, đó là trí tuệ phải không được nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *