TƯỚNG BẢO TÀNG LỘNG NGÔN

Người xem: 150

KhanhKim@

Tướng Bảo tàng Lê Mã Lương lộng ngôn.

Thời chống Mỹ, thanh niên Việt nam đã từng ngưỡng mộ một thanh niên có tên Lê Mã Lương, coi anh như thần tượng, bởi câu nói nổi tiếng, để đời: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Noi gương người thanh niên ưu tú Lê Mã Lương thủa ấy, có biết bao thanh niên của nước Việt nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, của đảng, Bác Hồ, đã hăng hái lên đường “tòng quân giết giặc”. Họ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình cho đất nước, góp cả máu xương để giải phóng dân tộc và thống nhất giang sơn.
Thời kỳ đó, hình ảnh của Anh hùng Lê Mã Lương gắn liền với hình ảnh đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ luôn là bất tử, đẹp rạng rỡ với thời gian và càng đẹp hơn qua những vần thơ đậm chất sử thi của nhà thơ Tố Hữu. 
Hoan hô Anh Giải phóng quân
Kính chào Anh, con người đẹp nhất!
(Bài ca Xuân 68)
Có thể nói, Lê Mã Lương là tấm gương sáng của anh Giải phóng quân, là biểu tượng huyền thoại của niềm tin chiến thắng. Lý tưởng cao đẹp của các Anh là: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù!”.
Nhưng buồn thay, hình ảnh anh hùng Lê Mã Lương đã bị vẩn đục, phai nhạt dần trong lòng người dân Việt nam, khi thời gian gần đây ông luôn có những phát ngôn thiếu cẩn trọng, nặng chất công thần, gây sốc bởi thiếu căn cứ. Cùng với sự lộng ngôn, thiếu kiểm soát, Lê Mã Lương thường xuất hiện với những tấm hình chụp chung với những kẻ chống phá nhà nước đội lốt dân chủ hay khoác áo dân oan.
Thật đáng tiếc!
Một ông tướng một thời vang bóng, được người dân ngưỡng mộ và tôn vinh là anh hùng Quân đội. Ông từng là người lính xông pha trận mạc, lập nhiều chiến và cũng đã để lại một phần xương máu của mình trên chiến trường, nay lại có những hành động làm người dân thất vọng.
Sau chiến tranh, ông được đảng và nhà nước ưu ái đào tạo thành một người có thứ hạng trong xã hội, được bố trí làm Giám đốc Bảo tàng Quân đội nhân dân. Thế nhưng, gần đây, người dân đang nghi ngờ về nhạn thức chính trị của ông và những nghi ngờ ấy là hoàn toàn có cơ sở, bởi “Thức đêm mới biết đêm dài; Sống lâu mới biết lòng người thủy chung”.
Những phát ngôn hồ đồ và những quan hệ xã hội của ông đã cho thấy, người lính chiến Lê Mã Lương năm xưa đang thay đổi. Một ông tướng trận mạc đã thành tướng salon công thần và tự cao tự đại.
Thói tự kiêu tự đại, công thần, đang phảng phất trong từng lời nói, việc làm và ngày càng thể hiện rõ nét ở sự thay đổi khác thường về lập trường quan điểm của con người này. Ông thường xuyên có mặt và phát biểu hàm hồ về những sự kiện chính trị, quân sự quan trọng của đất nước trong những cuộc “hội thảo” mà thành phần gồm những kẻ thuộc phường lưu manh chính trị, nhẵn mặt trong các cuộc gây rối tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và Tượng đài Cảm tử quân, TP.Hà Nội và trong các buổi tưởng niệm trá hình để chống chế độ – một chế độ mà ông đã từng cống hiến tuổi xuân và cả máu xương để bảo vệ. Theo dõi thường xuyên, người ta thấy ông đã mất phương hướng và bị kẻ xấu lợi dụng. Đáng tiếc, chúng không chỉ lợi dụng cá nhân con người ông mà còn lợi dụng cái mác “Anh hùng”, “thiếu tướng”, Giám đốc bảo tàng Quân đội” của ông để chống lại đất nước này.
Trận chiến Gạc ma 14/3/1988 là một sự kiện bi tráng, đau thương của dân tộc sao ông nỡ làm sai lệch bởi phát ngôn thiếu căn cứ, trong khi những chứng nhân của lịch sử vẫn còn đó?
Người ta buồn và phẫn nộ bởi sự lộng ngôn của ông qua Clip trên. Khó có thể tin được những lời ấy lại được thoát ra từ “chót lưỡi đầu môi” của một vị Tướng. Ông đã vô trách nhiệm khi “nổ vào quá khứ”, xuyên tạc lịch sử và trắng trợn vu cáo, bôi xấu lãnh đạo đảng, nhà nước và Quân đội trong sự kiện Gạc Ma. 
Ai đã ra lệnh “không được nổ súng” thưa ông? Văn bản nào phản ánh điều đó thưa ông? Có phải ông đáng đánh bóng bản thân trên thân xác các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma?
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân, là người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong CQ88, cũng lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ những thông tin cho rằng, đã có lệnh từ cấp trên không cho phép nổ súng vào ngày 14/3/1988. Các cựu binh còn sống như anh Lê Hữu Thảo cũng đã khẳng định, “Không hề có bất cứ một mệnh lệnh nào không cho nổ súng”.
Chính phát ngôn hồ đồ, vô trách nhiệm của ông đã được bọn phản động trong nước và nước ngoài lợi dụng để vu cáo chính quyền, chia rẽ lòng dân với đảng, nhà nước và quân đội. 
Ông có đau lòng không khi chúng tru téo lên rằng: “chính quyền hèn với giặc, ác với dân”, “đảng và nhà nước đã bán biển đảo cho Trung cộng”? 
Ông có thấy đau lòng không khi cứ vào 14/3 hàng năm, lũ bất lương đều tổ chức những dịp “tượng niệm trá hình” để chửi bới chế độ với khẩu hiệu: “Bè lũ nào đã ép 64 liệt sỹ làm bia đỡ đạn Tàu ở Trường sa?” và “Đả đả đảo bè lũ đã tước súng, để 64 chiến sỹ bị giặc Tầu tàn sát”.? 
Đại Tướng, Nguyên Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh đã đọc “Lời thề ở Trường Sa” tại Lễ kỷ niệm 33 năm, ngày thành lập Quân chủng Hải quân tại Đảo Trường Sa lớn, ngày 7/5/1988, là một minh chứng rõ ràng nói lên quyết tâm của lãnh đạo đảng và nhà về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: “Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên Đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau. Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Thưa ông Lê Mã Lương, làm tướng mà lập trường tư tưởng cách mạng không vững thì làm sao có thể chỉ huy được ai?
Thật may cho đất nước này, ông đã về hưu.
Ngày 20 tháng 3 năm 2016

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *