Thật sự thì người bác sĩ ấy cũng có lương tâm, không muốn vô tình gây ra cái chết cho người khác. Phiên toà hôm ấy thật sự bi thảm khi Hội đồng xét xử tuyên ông phạm tội vô ý làm chết người.
Toà: Bị cáo có thừa nhận nếu ông kỹ lưỡng hơn và từ chối làm răng chi nạn nhân thì bà ấy đã không chết?
Luật sư: Tôi phản đối việc mớm cung, thưa toà.
Toà: Mời luật sư nghe lại phần cáo buộc của công tố viên.
Đại diện VKS: Hành vi của bị cáo rõ ràng đã gián tiếp gây nên cái chết của nữ nạn nhân 99 tuổi. Cụ thể là nạn nhân sống độc thân do chồng chết 40 năm nay, dĩ nhiên có nhu cầu tình cảm. Sau 40 năm thiếu tình yêu, nạn nhân (đã rụng hết hai hàm răng) có nhu cầu yêu đương mãnh liệt. Khi đi làm răng, nạn nhân cũng đã nói lý do với Nha sĩ là bị cáo đây, rằng muốn ra mắt bạn trai mà không móm mém. Và nha sĩ đồng ý làm hai hàm răng giả loại tháo lắp cho nạn nhân.
Sau đó nạn nhân đi khách sạn và bị người quen nhìn thấy, nữ nạn nhân xấu hổ đã cắn lưỡi chết. Sở dĩ cắn lưỡi chết vì hai hàm răng giả do nha sĩ làm.
Toà: Bị cáo và luật sư bào chữa cho bị cáo đã nghe rõ rồi chớ? Nếu nha sĩ từ chối làm răng giả, nạn nhân cắn lưỡi bằng lợi thì không thể đứt lưỡi mà chết. Rõ chưa!
P/s: Ảnh không liên quan tới nội dung bài, nhưng lại dùng để minh họa, thế mới tài!
Nguồn: Nguyễn Đức Hiển
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga